$type=ticker$count=12$cols=4$cate=0

Hội Thánh Công Giáo và việc buôn bán nô lệ.

Chia sẻ bài viết này:

Chúng ta có thể đã từng đọc qua danh sách những lời xin lỗi của đức Gioan Phaolô II, trong đó các ngòi bút chống Công Giáo thường hay đề cập...



Chúng ta có thể đã từng đọc qua danh sách những lời xin lỗi của đức Gioan Phaolô II, trong đó các ngòi bút chống Công Giáo thường hay đề cập "Sự dính líu của Giáo hội trong việc buôn bán nô lệ châu Phi". Việc này thực hư là như thế nào? 


Giáo huấn của Hội Thánh luôn tôn trọng phẩm giá con người và liên tục phản kháng các chính sách nô lệ. Hội Thánh được khai sinh trong một xã hội mà chế độ nô lệ là một phần không thể thiếu. Việc bãi bỏ hoàn toàn chế độ nô lệ ở đế quốc La Mã là điều không tưởng và phi thực tế. Mặc cho sự chấp nhận của xã hội với chế độ này, Hội Thánh không hề vạch ra một sự phân biệt nào giữa những người nô lệ và những người tự do và luôn duy trì một sự bình đẳng giữa các tín hữu trong một xã hội phân chia giai cấp gay gắt. Trong các lá thư, Phaolô khuyên những nô lệ hãy vâng phục chủ của mình, "Kẻ làm nô lệ hãy vâng lời những người chủ ở đời này trong mọi sự. Đừng chỉ vâng lời trước mặt, như muốn làm đẹp lòng người ta, nhưng với lòng đơn sơ, vì kính sợ Chúa." (Cl 3, 22), và ông cũng khuyên những người chủ, "Anh em biết đấy: ai làm việc tốt, sẽ được Chúa trả công, bất luận nô lệ hay tự do. Người làm chủ cũng hãy đối xử như thế với nô lệ. Đừng dọa nạt nữa: anh em biết rằng Chúa của họ cũng là Chúa của anh em, Người ngự trên trời và không thiên vị ai." (Ep 6, 8-9)


Khi hoàng đế Constantine hợp pháp hóa Kitô giáo vào năm 313, giáo huấn của Hội Thánh đã gây ảnh hưởng lên pháp luật và chính sách của người La Mã. Quỹ của Giáo Hội được các tín hữu dùng để chuộc các nô lệ, đặc biệt là các tù nhân chiến tranh. Một người từng mang phận nô lệ đã tiến lên được ngai Giáo hoàng, đó là đức Callistus I ở đầu thế kỷ thứ 3! Dù vậy chế độ nô lệ vẫn tiếp diễn ở châu Âu cho đến khi Đế quốc La Mã sụp đổ vào cuối thế kỷ thứ 5, và khi ảnh hưởng của Giáo Hội ngày một lớn thì chế độ nô lệ bị bãi bõ hoàn toàn nơi thế giới Kitô giáo.


Tuy nhiên, chế độ này lại tiếp diễn tại xã hội châu Âu vào thế kỷ 15, với sự chinh phục Quần đảo Canary và việc khám phá ra châu Mỹ. Người ta lại cần một nguồn nhân công vừa rẻ vừa dồi dào, dẫn đến việc tóm giữ và buôn bán nô lệ tái xuất hiện. Những năm từ 1435 đến 1890, nhiều Giáo hoàng đã gay gắt lên án việc buôn bán nô lệ và chế độ chiếm hữu nô lệ. Vị đầu tiên làm việc này là đức Eugene IV. Trong sắc chỉ Sicut Dudum năm 1435 gửi giám mục Ferdinand ở Lanzarote, ngài đã yêu cầu mọi người trao trả tự do cho những nô lệ bản địa tại đảo Canary. Những sự việc này phải được khắc phục trong vòng 15 ngày. Kẻ nào mà ngoan cố không trả lại tự do cho những người bản địa sẽ bị vạ tuyệt thông ngay tức khắc (ipso facto). Sắc chỉ này được ban hành trước cả 60 năm khi Columbus khám phá ra châu Mỹ. 


Sau khi châu Mỹ được khám phá, đức Phaolô III liền ra sắc chỉ Sublimis Deus năm 1537. Đầu tiên sắc chỉ mời gọi mọi người đón nhận đức tin và lời hứa ơn cứu rỗi. Tiếp theo, sắc chỉ yêu cầu khôi phục quyền tự do của những thổ dân da đỏ. Nhiều tác giả như nhà thần học giải phóng Gustavo Gutierrez còn ghi nhận, "Sắc chỉ Sublimis Deus của đức Phaolô III được xem là lời tuyên bố quan trọng nhất của Giáo Hoàng về tình trạng con người của những người da đỏ."


Các đời Giáo Hoàng sau tiếp tục nối gót các vị tiền nhiệm: đức Gregory XIV trong sắc chỉ Cum Sicuti năm 1591, đức Urban VIII trong Hiến chế Commissum Nobis năm 1639, đức Benedict XIV trong thông điệp Immensa Pastorum năm 1741, và đặc biệt là nỗ lực của đức Pius VII tại Hội nghị Vienna năm 1815 nhằm đảo ngược những chính sách khôi phục chế độ nô lệ của hoàng đế Napoleon. 


Kế đến còn phải đề cập Tông Thư In Supremo của đức Gregory XVI năm 1839 - những năm tháng đầy biến động trước khi Nội chiến Mỹ diễn ra. Ngài nhận thấy nhiều giáo dân hay cả những giáo sĩ tỏ ra bất đồng với giáo huấn của Giáo Hội. Tông Thư viết, "Chúng tôi nghiêm cấm và cấm ngặt bất kỳ giáo sĩ hoặc giáo dân nào tìm cách bảo vệ cho hoạt động buôn bán người da đen bất kể là lý do gì, hoặc là xuất bản hay giảng dạy dưới bất kỳ hình thức nào, dù ở nơi công cộng hay ở riêng tư, những ý kiến trái ngược với những gì chúng tôi trình bày trong Tông Thư này."


Giáo huấn của Hội Thánh là một việc, còn việc hàng giáo sĩ và các tín hữu có thi hành đúng không thì là một việc khác. Nó giống việc ngày nay Hội Thánh kết án các biện pháp ngừa thai phá thai, mà vẫn có tín hữu chống đối. Những tác giả chống Công Giáo có xu hướng gom góp hành vi của vài cá nhân riêng lẻ của Hội Thánh mà quy chụp cho cả Hội Thánh. Về vấn đề nô lệ thì các giám mục Hoa Kỳ, vốn mang chủ nghĩa quốc gia rất cao và khi họ được giao nhiệm vụ thi hành những gì Tông Thư dạy, thì lại tỏ ra bất tuân phục và né tránh, bóp méo câu chữ của Tông Thư. Linh mục, sử gia James Hennesey, SJ viết, "Không có giám mục Hoa Kỳ nào lên tiếng cho việc bãi bõ chế độ nô lệ trong những năm trước Nội chiến. Vào năm 1840, John England - giám mục của Charleston (South Carolina) - giải thích cho Bộ trưởng Bộ ngoại giao của tổng thống Van Buren là John Forsyth rằng: giáo hoàng Gregory XVI chỉ kết án việc buôn bán nô lệ, nhưng không có giáo hoàng nào kết án nô lệ gia đình (tức là cho người nô lệ bị bắt làm việc tại các hộ gia đình) - vốn đã tồn tại ở Hoa Kỳ". Tại Công Đồng Baltimore năm 1840, nhiều giám mục Hoa Kỳ đã đi theo phán quyết trên. Có thể xem Tông Thư In Supremo của đức Gregory XVI đã không thể áp dụng lên thể chế của đất nước Hoa Kỳ, khiến nó trở thành một dạng giáo hội tự trị. Dù gì phần đông tín hữu Hoa Kỳ vẫn giữ tinh thần Phúc Âm khi mà sở hữu nô lệ, chẳng hạn như tướng P.G.T Beauregard ở miền Nam - một người Công Giáo - sở hữu đến khoảng 50 người nô lệ, sau chiến tranh không một nô lệ nào chịu rời đi mà vẫn ở lại với đồn điền của ông vì ông đối xử với họ rất tốt.


Dù gì dưới ánh sáng Humanae Vitae của đức Phaolô VI, Veritatis Splendor và Evangelium Vitae của đức Gioan Phaolô II, chúng ta có thể mong rằng các mục tử của Hội Thánh không còn để những sự việc tiêu cực tái diễn?


Tác giả Khanh Nguyen / Facebook Hỏi Đáp Tôn Giáo


Nguồn tham khảo:

Steve Weidenkopf, The Real Story of Catholic History: Answering Twenty Centuries of Anti-Catholic Myths

Fr. Joel S. Panzer, The Popes and Slavery: Setting the Record Straight

Bình luận

BLOGGER
♰ Trang tin được dẫn trích từ nhiều nguồn tư liệu trên Internet dành riêng cho người Công Giáo, các Kitô hữu, và những ai mong muốn tìm hiểu Đức Tin Công Giáo một cách sâu sắc hơn – Để yêu mến Chúa Kitô và Mẹ Hội Thánh hơn.

Name

Abraham,1,Ăn Chay,1,Bảy Vị Thánh Ngủ,1,Bí tích,10,Calcutta,1,Catholic Community,2,Cầu Nguyện,4,Cầu Nguyện Liên Lỉ,1,Chia Sẻ,33,Chú Giải,1,Chúa Giê-Su,24,Cô Đơn,1,Công Giáo,42,Congregatio,1,Cuộc Khổ Nạn,2,Cựu Ước,3,Đám Cưới,2,Đền Thờ,1,Đền Tội,1,DHY Nguyễn Văn Thuận,1,Don Bosco Cần Giờ,1,Dòng Tu,1,Đức Giáo Hoàng,11,Đức Hồng Y,2,Đức Hồng Y George Pell,1,Đức Mẹ,7,Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp,2,Đức Mẹ Măng Đen,1,Đức Mẹ Maria,7,Đức Mẹ Nghèo Khó,1,Đức Ông Vincent Trần Ngọc Thụ,1,Đức Tin,3,Ebook Công Giáo,1,English Catholic,4,Gabriel,1,Gia Phả Chúa Giêsu,1,Giáo Hội,20,Giáo Huấn,1,Giáo Lý,8,Giuse Marchand Du,1,Hạnh Các Thánh,11,Hạt Mân Côi,3,Hình Ảnh Công Giáo,1,Hoả Ngục,1,Hỏi Đáp,14,Hỏi Đáp Công Giáo,35,Hỏi Đáp Tôn Giáo,8,I am Catholic,2,Kinh Cầu Nguyện,4,Kinh Thánh,25,Kinh Thánh Tân Ước,1,Lạc Giáo,2,Lễ Vọng,1,Linh Hồn,1,Lời Chúa Hàng Ngày,3,Lòng Thương Xót Chúa,1,Luyện Ngục,1,Luyện Tội,1,Ly Hôn,1,Ma Quỷ,1,Mái Ấm,1,Maria Madalena,1,Mẹ Teresa,1,Michael,1,Miriam,1,Môsê,1,Ngẫu Tượng,2,Nghịch Lý Tảng Đá,1,Nhà Thờ,3,Night Prayer,1,Nô Lệ,1,Ơn Gọi,1,Ordo,1,Padre Piô,2,Phongxiô Philatô,1,Problem of Evil,1,Probo Vaccarini,1,Radio,51,Radio Công Giáo,45,Raphael,1,Sách Công Giáo,3,Sách Khải Huyền,1,Sinh Nhật Đức Mẹ,1,Suy Niệm,1,Tên Thánh,1,Thần Học,1,Thần Khúc Dante,1,Thánh Biển Đức Viện Phụ,1,Thánh Đa Minh,1,Thánh Giá,3,Thánh Giuse,2,Thánh Lễ,7,Thánh Luca,2,Thánh Mát-thêu,1,Thánh Phao-lô,1,Thánh Phê-rô,1,Thánh Tích,1,Thánh Tử Đạo Việt Nam,1,Thập Tự Chinh,1,Thiên Chúa,14,Thiên Đàng,1,Thiền Siêu Việt,2,Thiên Thần,3,Thiền TM,1,Tìm Hiểu,31,Tin Lành,1,Tin Mừng,6,Tổ Nghề,1,Tông Đồ,4,Tử Đạo,1,Vatican,4,Vụ án Galileo Galile,2,Xưng Tội,2,Yoga,1,
ltr
item
✞ CATHOLIC VIETNAM : Hội Thánh Công Giáo và việc buôn bán nô lệ.
Hội Thánh Công Giáo và việc buôn bán nô lệ.
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEghEMAL8WrVCnucDl9gR4nk07wX9WoV_tK3wjEDEzB7nFKBhvWuCa3ph45Byu1ricWwWAN62b2uuKYCt_k-qqLrmZQ6Dn4T3wfsVCzPdwOtmltibvNlJvFxil6ZTZxX9Dk3IUNKyVrtSi0/w640-h384/buon+no+le.jpg
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEghEMAL8WrVCnucDl9gR4nk07wX9WoV_tK3wjEDEzB7nFKBhvWuCa3ph45Byu1ricWwWAN62b2uuKYCt_k-qqLrmZQ6Dn4T3wfsVCzPdwOtmltibvNlJvFxil6ZTZxX9Dk3IUNKyVrtSi0/s72-w640-c-h384/buon+no+le.jpg
✞ CATHOLIC VIETNAM
https://www.catholic.com.vn/2021/09/hoi-thanh-cong-giao-va-viec-buon-ban-no.html
https://www.catholic.com.vn/
https://www.catholic.com.vn/
https://www.catholic.com.vn/2021/09/hoi-thanh-cong-giao-va-viec-buon-ban-no.html
true
1702303097171369883
UTF-8
Đã tải tất cả các bài đăng Không tìm thấy bất kỳ bài viết nào Xem tất cả Xem thêm Phản hồi Dừng phản hồi Xoá Bởi Trang chủ Trang Bài viết Xem tất cả GỢI Ý CHO BẠN Từ khoá Lưu trữ Tìm kiếm Tất cả bài viết Không tìm thấy bất kỳ bài đăng nào phù hợp với yêu cầu của bạn Quay lại Trang chủ Chủ nhật Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 Chủ nhật Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 vừa rồi 1 phút trước $$1$$ trước 1 giờ trước $$1$$ giờ trước Hôm qua $$1$$ ngày trước $$1$$ tuần trước hơn 5 tuần trước Những người theo dõi Theo dõi Nội dung bản quyền được che lại, để xem vui lòng làm theo hai bước hướng dẫn dưới đây: Bước 1: Chia sẻ trên Facebook hoặc Twitter Bước 2: Nhấp vào link mà bạn mới mới chia sẻ trên trang cá nhân. Copy tất cả mã Chọn tất cả mã Tất cả các mã đã được sao chép vào khay nhớ tạm của bạn Không thể sao chép mã / văn bản, vui lòng nhấn [CTRL] + [C] (hoặc CMD + C với Mac) để sao chép Mục lục