$type=ticker$count=12$cols=4$cate=0

Giáo Dân Có Nhất Thiết Phải Uống Chén Thánh Trước Khi Rước Lễ?

Chia sẻ bài viết này:

  Hỏi:   Tại sao khi rước lễ, ngoại trừ những dịp đặc biệt, giáo dân thường không được uống Rượu từ chén thánh? Điều này có ảnh hưởng tới tí...

 Hỏi: Tại sao khi rước lễ, ngoại trừ những dịp đặc biệt, giáo dân thường không được uống Rượu từ chén thánh? Điều này có ảnh hưởng tới tính hiệu quả của bí tích Thánh Thể không?

Tại sao giáo dân không nhất thiết phải uống chén thánh khi rước lễ

Trả lời: Bởi vì Giáo Hội không bắt buộc các tín hữu phải rước cả hai hình Bánh và Rượu trong bí tích Thánh Thể mặc dù nó giúp bí tích này đầy đủ hơn về mặt hình thức. Việc rước chỉ một trong hai hình hoàn toàn không ảnh hưởng tới tính hiệu quả và mức độ trọn vẹn của bí tích.

Cơ sở Kinh Thánh

Trong Tin Mừng theo Thánh Gio-an, Chúa Giê-su nói rằng:

Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết, vì thịt tôi thật là của ăn, và máu tôi thật là của uống(Ga 6,54-55).

Nhưng trước đó, Người cũng khẳng định:

Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống (Ga 6,51).

Như vậy, qua lời dạy của Chúa Giê-su, chúng ta hiểu rằng việc chỉ rước Mình Thánh Chúa là đủ để bí tích Thánh Thể trở nên trọn vẹn và đem lại hiệu quả cho sự sống đời đời.

Giáo lý và truyền thống Giáo Hội

Trong sách Giáo lý Giáo Hội Công Giáo được ban hành năm 1992 dưới triều đại Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II, Hội Thánh khẳng định:

Vì Đức Ki-tô hiện diện cách bí tích dưới mỗi hình dạng, nên việc rước lễ dưới hình bánh mà thôi vẫn nhận được trọn vẹn hiệu quả ân sủng của bí tích Thánh Thể. Vì các lý do mục vụ, cách rước lễ này đã được quy định cách hợp pháp trong nghi lễ La-tinh, như là hình thức thông thường nhất. Nhưng “dấu chỉ của việc rước lễ được đầy đủ hơn khi được trao ban dưới hai hình dạng. Vì theo cách này, dấu chỉ của bàn tiệc Thánh Thể trở nên rõ nét hơn.” Đây là cách rước lễ thông thường trong các nghi lễ Đông phương. — Giáo lý số 1390

Về mặt truyền thống, trong suốt thiên niên kỷ thứ nhất, việc rước lễ bao gồm cả hai hình trong bí tích Thánh Thể đã được xem là một tiêu chuẩn quen thuộc trong cử hành phụng vụ của Giáo Hội. Nhưng từ cuối thế kỷ XI, việc cho giáo dân chỉ rước Mình Thánh Chúa bắt đầu xuất hiện phổ biến và được ghi nhận trong tác phẩm của một số nhà thần học đường thời, chẳng hạn như Peter Cantor (?-1197).

Nhằm dập tắt những tranh cãi không đáng có và tránh quan điểm sai lầm khi áp đặt giáo dân phải rước cả Bánh và Rượu, tại Công đồng Constance năm 1415, Giáo Hội quy định không cho giáo dân rước Máu Thánh Chúa, đồng thời bác bỏ quan điểm của Jan Hus (1372-1415) và Jerome of Praha (1379-1416) khi họ cho rằng việc rước lễ như vậy làm cho bí tích ra vô hiệu. Tuy nhiên, ở một số nơi, đặc biệt là ở Phương Đông, việc cho giáo dân rước lễ theo cách truyền thống cũ vẫn được duy trì.

Tới Công đồng Trentô (1545-1563), tại phiên họp XXI năm 1562, Giáo Hội một lần nữa khẳng định việc chỉ rước Mình Thánh Chúa không ảnh hưởng tới ân sủng của người lãnh nhận nhưng chưa quyết định rõ ràng có khôi phục lại hình thức rước cả hai hình hay không, dù nói rằng điều này là không bắt buộc.

Đến Công đồng Vaticanô II (1962-1965), trong điểm 55, Hiến chế về phụng vụ thánh ban hành năm 1963, Giáo Hội tuyên bố rằng: “Rất đáng khuyến khích các tín hữu tham dự Thánh lễ cách toàn hảo hơn, bằng cách, sau khi linh mục rước lễ, họ cũng lãnh nhận Mình Thánh Chúa trong cùng một hy lễ đó. Dù vẫn duy trì các nguyên tắc tín lý do Công đồng Trentô quy định, nhưng có thể cho rước lễ dưới hai hình tùy theo phán đoán của các Giám mục, chiếu theo những trường hợp được Tông tòa minh định, không những cho giáo sĩ, tu sĩ mà cả giáo dân nữa, chẳng hạn cho các tiến chức trong Thánh lễ phong chức, những người tuyên khấn trong Thánh lễ khấn dòng, và các tân tòng trong Thánh lễ tiếp diễn sau lễ Rửa Tội của họ.”

Những vấn đề thực tế

Bên cạnh những lý do thần học hay giáo lý đã được đề cập trong Giáo huấn của Giáo Hội, chúng ta cũng có thể nhận thấy một số vấn đề thực tế đáng lo ngại nếu bắt buộc giáo dân phải rước Máu Thánh Chúa. Ví dụ:

  • Có thể xảy ra sự cố làm đổ hoặc ô uế Rượu khi vấp ngã, ho,… trong lúc rước lễ.
  • Gây hiểu lầm rằng sự hiện diện thực sự của Chúa Ki-tô cần phải có đủ hai hình.
  • Gây mất vệ sinh khi quá nhiều người sử dụng chung chén thánh do: son môi, nước bọt,…
  • Gây mất an toàn cho cộng đoàn khi có ai đó mắc phải các căn bệnh dễ lây truyền.
  • Gây ảnh hưởng tới sức khỏe của một số giáo dân (Có những căn bệnh hoặc thuốc điều trị phải tránh dùng với rượu).
  • Không thể cung cấp đủ rượu nếu có quá nhiều giáo dân lên rước lễ.

Bình luận

BLOGGER
♰ Trang tin được dẫn trích từ nhiều nguồn tư liệu trên Internet dành riêng cho người Công Giáo, các Kitô hữu, và những ai mong muốn tìm hiểu Đức Tin Công Giáo một cách sâu sắc hơn – Để yêu mến Chúa Kitô và Mẹ Hội Thánh hơn.

Name

Abraham,1,Ăn Chay,1,Bảy Vị Thánh Ngủ,1,Bí tích,10,Calcutta,1,Catholic Community,2,Cầu Nguyện,4,Cầu Nguyện Liên Lỉ,1,Chia Sẻ,33,Chú Giải,1,Chúa Giê-Su,24,Cô Đơn,1,Công Giáo,42,Congregatio,1,Cuộc Khổ Nạn,2,Cựu Ước,3,Đám Cưới,2,Đền Thờ,1,Đền Tội,1,DHY Nguyễn Văn Thuận,1,Don Bosco Cần Giờ,1,Dòng Tu,1,Đức Giáo Hoàng,11,Đức Hồng Y,2,Đức Hồng Y George Pell,1,Đức Mẹ,7,Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp,2,Đức Mẹ Măng Đen,1,Đức Mẹ Maria,7,Đức Mẹ Nghèo Khó,1,Đức Ông Vincent Trần Ngọc Thụ,1,Đức Tin,3,Ebook Công Giáo,1,English Catholic,4,Gabriel,1,Gia Phả Chúa Giêsu,1,Giáo Hội,20,Giáo Huấn,1,Giáo Lý,8,Giuse Marchand Du,1,Hạnh Các Thánh,11,Hạt Mân Côi,3,Hình Ảnh Công Giáo,1,Hoả Ngục,1,Hỏi Đáp,14,Hỏi Đáp Công Giáo,35,Hỏi Đáp Tôn Giáo,8,I am Catholic,2,Kinh Cầu Nguyện,4,Kinh Thánh,25,Kinh Thánh Tân Ước,1,Lạc Giáo,2,Lễ Vọng,1,Linh Hồn,1,Lời Chúa Hàng Ngày,3,Lòng Thương Xót Chúa,1,Luyện Ngục,1,Luyện Tội,1,Ly Hôn,1,Ma Quỷ,1,Mái Ấm,1,Maria Madalena,1,Mẹ Teresa,1,Michael,1,Miriam,1,Môsê,1,Ngẫu Tượng,2,Nghịch Lý Tảng Đá,1,Nhà Thờ,3,Night Prayer,1,Nô Lệ,1,Ơn Gọi,1,Ordo,1,Padre Piô,2,Phongxiô Philatô,1,Problem of Evil,1,Probo Vaccarini,1,Radio,51,Radio Công Giáo,45,Raphael,1,Sách Công Giáo,3,Sách Khải Huyền,1,Sinh Nhật Đức Mẹ,1,Suy Niệm,1,Tên Thánh,1,Thần Học,1,Thần Khúc Dante,1,Thánh Biển Đức Viện Phụ,1,Thánh Đa Minh,1,Thánh Giá,3,Thánh Giuse,2,Thánh Lễ,7,Thánh Luca,2,Thánh Mát-thêu,1,Thánh Phao-lô,1,Thánh Phê-rô,1,Thánh Tích,1,Thánh Tử Đạo Việt Nam,1,Thập Tự Chinh,1,Thiên Chúa,14,Thiên Đàng,1,Thiền Siêu Việt,2,Thiên Thần,3,Thiền TM,1,Tìm Hiểu,31,Tin Lành,1,Tin Mừng,6,Tổ Nghề,1,Tông Đồ,4,Tử Đạo,1,Vatican,4,Vụ án Galileo Galile,2,Xưng Tội,2,Yoga,1,
ltr
item
✞ CATHOLIC VIETNAM : Giáo Dân Có Nhất Thiết Phải Uống Chén Thánh Trước Khi Rước Lễ?
Giáo Dân Có Nhất Thiết Phải Uống Chén Thánh Trước Khi Rước Lễ?
https://augustino.net/wp-content/uploads/2020/08/Tai-sao-giao-dan-khong-nhat-theit-phai-uong-chen-thanh-khi-ruoc-le.jpg
✞ CATHOLIC VIETNAM
https://www.catholic.com.vn/2021/08/giao-dan-co-nhat-thiet-phai-uong-chen.html
https://www.catholic.com.vn/
https://www.catholic.com.vn/
https://www.catholic.com.vn/2021/08/giao-dan-co-nhat-thiet-phai-uong-chen.html
true
1702303097171369883
UTF-8
Đã tải tất cả các bài đăng Không tìm thấy bất kỳ bài viết nào Xem tất cả Xem thêm Phản hồi Dừng phản hồi Xoá Bởi Trang chủ Trang Bài viết Xem tất cả GỢI Ý CHO BẠN Từ khoá Lưu trữ Tìm kiếm Tất cả bài viết Không tìm thấy bất kỳ bài đăng nào phù hợp với yêu cầu của bạn Quay lại Trang chủ Chủ nhật Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 Chủ nhật Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 vừa rồi 1 phút trước $$1$$ trước 1 giờ trước $$1$$ giờ trước Hôm qua $$1$$ ngày trước $$1$$ tuần trước hơn 5 tuần trước Những người theo dõi Theo dõi Nội dung bản quyền được che lại, để xem vui lòng làm theo hai bước hướng dẫn dưới đây: Bước 1: Chia sẻ trên Facebook hoặc Twitter Bước 2: Nhấp vào link mà bạn mới mới chia sẻ trên trang cá nhân. Copy tất cả mã Chọn tất cả mã Tất cả các mã đã được sao chép vào khay nhớ tạm của bạn Không thể sao chép mã / văn bản, vui lòng nhấn [CTRL] + [C] (hoặc CMD + C với Mac) để sao chép Mục lục