$type=ticker$count=12$cols=4$cate=0

Vì sao phải xưng tội với các Linh mục mà không phải trực tiếp với Chúa?

Chia sẻ bài viết này:

CÂU HỎI. Chúng ta phạm tội với Chúa, vậy tại sao không được xưng tội trực tiếp với Chúa mà phải xưng qua trung gian linh mục? TRẢ LỜI NHƯ SA...

Xưng tội với linh mục


CÂU HỎI. Chúng ta phạm tội với Chúa, vậy tại sao không được xưng tội trực tiếp với Chúa mà phải xưng qua trung gian linh mục?

TRẢ LỜI NHƯ SAU:

Xưng tội trực tiếp với Chúa là điều lý tưởng nhất, đó là kinh nghiệm của những người sống cùng thời với Chúa Giêsu, chẳng hạn như bà Maria Madalena, thánh Phêrô, ông Giakeu và nhiều người tội lỗi khác... Chỉ cần một cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu với tâm tình sám hối, họ đã ngay lập tức được Chúa tha thứ và trở thành những môn đệ nhiệt tâm của Chúa. Tuy nhiên, vì Chúa Giêsu đã lên trời và từ giây phút ấy Ngài không còn hiện diện thể lý trên trần gian, nên việc xưng tội trực tiếp với Chúa là điều không thể.

Martin Luther sau khi li khai khỏi đạo Công Giáo, cũng đã phủ nhận bí tích Hòa Giải và cho rằng đó là việc riêng tư của hối nhân với Chúa.. Hối nhân cứ việc âm thầm thú nhận tội lỗi với Chúa là được tha chứ không cần phải xưng tội với linh mục, bởi linh mục cũng chỉ là những người tội lỗi không thể đại diện cho Chúa mà tha tội cho người khác. Từ đó tín hữu Tin Lành không còn thực hành việc xưng tội nữa.

Tuy nhiên, khi tiếp tục duy trì thực hành bí tích Hòa Giải, Giáo Hội có lý do xác đáng để khuyến khích các tín hữu vững lòng tin và chân thành đến với tòa giải tội để xưng thú lỗi lầm. 

1- Lý do tâm lý: 

Khi mắc phải lỗi lầm hay sai phạm cũng như yếu đuối trong cuộc sống, chúng ta luôn muốn được thú nhận và chia sẻ với người mà chúng ta tin tưởng. Tội lỗi, sai lầm và yếu đuối luôn gây nên áp lực tâm lý nặng nề trong tâm hồn, và chúng ta cần có người lắng nghe, cần có người để xả stress. Khi nói ra được những vướng mắc ấy, chúng ta cảm thấy được giải thoát. Được lắng nghe và được trút ra bầu tâm sự là một điều quan trọng để lấy lại cân bằng tâm lý. Trong lãnh vực thiêng liêng cũng thế, khi trút ra được gánh nặng thiêng liêng là những lỗi lầm, chúng ta sẽ cảm thấy thanh thản và an tâm hơn. Tuy nhiên Chúa là Đấng thiêng liêng chúng ta không thấy được nên không thể trút cảm xúc ra như với một người bình thường. Vậy nên nếu chỉ âm thầm thú nhận với Chúa, chúng ta sẽ không trút ra được cảm xúc mà chỉ loay hoay trong chính lòng mình.

2- Lý do đức tin: 

Khi phạm tội, mặc dù chúng ta phạm đến Chúa chứ không phải phạm với linh mục, nhưng vì Chúa là Đấng thiêng liêng chúng ta không thể cảm nhận được sự hiện diện cụ thể của Ngài. Khi ấy, linh mục chính là đại diện của Chúa để lắng nghe và ban ơn tha tội cho chúng ta. Mặc dù linh mục cũng là con người yếu đuối như chúng ta, nhưng qua bí tích truyền chức, họ nhận được năng quyền Chúa ban để ban ơn tha tội. Sự hiện diện của linh mục diễn tả sự hiện diện của Chúa để đem lại cho chúng ta cảm giác gần gũi cũng như được lắng nghe và an ủi.

Thực ra xưng tội chính là một sự chữa trị tâm lý song song với chữa trị tâm linh. Giáo Hội luôn khuyến khích linh mục và hối nhân có một cuộc đối thoại chia sẻ thực sự trong tòa giải tội, chứ không chỉ là một nghi thức vội vã cho xong chuyện. Nhiều hối nhân đến với tòa giải tội với tâm trạng mặc cảm và sợ hãi, họ chỉ muốn xưng tội nhanh nhất có thể. Và cũng có nhiều linh mục tự đặt mình vào vị trí thẩm phán để tra khảo, hạch hỏi và thậm chí có khi chửi mắng người đến xưng tội. Cả hai thái độ trên đều không đúng với ý nghĩa của bí tích hòa giải. Thực tế ở Việt Nam là giáo dân chỉ xưng tội trước mỗi dịp lễ lớn hay các nơi hành hương, và với số lượng người đi xưng tội nhiều như vậy thì các linh mục thường giải tội khá qua loa. Các ngài phó thác vào sự thành tâm của hối nhân cũng như quyền tha tội của Chúa, chứ không có nhiều thì giờ để lắng nghe và khuyên nhủ.

Bầu khí lý tưởng của bí tích Hòa giải chính là một cuộc đối thoại chia sẻ. Trong đó hối nhân chậm rãi và chân thành thú nhận tội lỗi, còn linh mục trong vai trò của một nhà tâm lý lắng nghe và đưa ra những lời khuyên bổ ích, và trong vai trò mục tử ngài ban ơn tha tội của Chúa cho hối nhân. Khi ấy, bí tích Hòa giải mới phát huy được hết ý nghĩa và giá trị của nó.

M. Hạnh Tử OCist

Bình luận

BLOGGER
♰ Trang tin được dẫn trích từ nhiều nguồn tư liệu trên Internet dành riêng cho người Công Giáo, các Kitô hữu, và những ai mong muốn tìm hiểu Đức Tin Công Giáo một cách sâu sắc hơn – Để yêu mến Chúa Kitô và Mẹ Hội Thánh hơn.

Name

Abraham,1,Ăn Chay,1,Bảy Vị Thánh Ngủ,1,Bí tích,10,Calcutta,1,Catholic Community,2,Cầu Nguyện,4,Cầu Nguyện Liên Lỉ,1,Chia Sẻ,33,Chú Giải,1,Chúa Giê-Su,24,Cô Đơn,1,Công Giáo,42,Congregatio,1,Cuộc Khổ Nạn,2,Cựu Ước,3,Đám Cưới,2,Đền Thờ,1,Đền Tội,1,DHY Nguyễn Văn Thuận,1,Don Bosco Cần Giờ,1,Dòng Tu,1,Đức Giáo Hoàng,11,Đức Hồng Y,2,Đức Hồng Y George Pell,1,Đức Mẹ,7,Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp,2,Đức Mẹ Măng Đen,1,Đức Mẹ Maria,7,Đức Mẹ Nghèo Khó,1,Đức Ông Vincent Trần Ngọc Thụ,1,Đức Tin,3,Ebook Công Giáo,1,English Catholic,4,Gabriel,1,Gia Phả Chúa Giêsu,1,Giáo Hội,20,Giáo Huấn,1,Giáo Lý,8,Giuse Marchand Du,1,Hạnh Các Thánh,11,Hạt Mân Côi,3,Hình Ảnh Công Giáo,1,Hoả Ngục,1,Hỏi Đáp,14,Hỏi Đáp Công Giáo,35,Hỏi Đáp Tôn Giáo,8,I am Catholic,2,Kinh Cầu Nguyện,4,Kinh Thánh,25,Kinh Thánh Tân Ước,1,Lạc Giáo,2,Lễ Vọng,1,Linh Hồn,1,Lời Chúa Hàng Ngày,3,Lòng Thương Xót Chúa,1,Luyện Ngục,1,Luyện Tội,1,Ly Hôn,1,Ma Quỷ,1,Mái Ấm,1,Maria Madalena,1,Mẹ Teresa,1,Michael,1,Miriam,1,Môsê,1,Ngẫu Tượng,2,Nghịch Lý Tảng Đá,1,Nhà Thờ,3,Night Prayer,1,Nô Lệ,1,Ơn Gọi,1,Ordo,1,Padre Piô,2,Phongxiô Philatô,1,Problem of Evil,1,Probo Vaccarini,1,Radio,51,Radio Công Giáo,45,Raphael,1,Sách Công Giáo,3,Sách Khải Huyền,1,Sinh Nhật Đức Mẹ,1,Suy Niệm,1,Tên Thánh,1,Thần Học,1,Thần Khúc Dante,1,Thánh Biển Đức Viện Phụ,1,Thánh Đa Minh,1,Thánh Giá,3,Thánh Giuse,2,Thánh Lễ,7,Thánh Luca,2,Thánh Mát-thêu,1,Thánh Phao-lô,1,Thánh Phê-rô,1,Thánh Tích,1,Thánh Tử Đạo Việt Nam,1,Thập Tự Chinh,1,Thiên Chúa,14,Thiên Đàng,1,Thiền Siêu Việt,2,Thiên Thần,3,Thiền TM,1,Tìm Hiểu,31,Tin Lành,1,Tin Mừng,6,Tổ Nghề,1,Tông Đồ,4,Tử Đạo,1,Vatican,4,Vụ án Galileo Galile,2,Xưng Tội,2,Yoga,1,
ltr
item
✞ CATHOLIC VIETNAM : Vì sao phải xưng tội với các Linh mục mà không phải trực tiếp với Chúa?
Vì sao phải xưng tội với các Linh mục mà không phải trực tiếp với Chúa?
https://blogger.googleusercontent.com/img/a/AVvXsEgpz2X_bnf5LwgFaKKTaN_Un7hr92okMMW2TcX9rMXKbbzqZWZ8OCbhEU_d5l5CaU5k2BQu-Dpc0i6EB4BiJor5mRc4Gn2P6uJXKHUQBrfi19RyXvjosE4BGdcc4gentmbhkvBetHts7eV4tkPgTW86_3hXQpYe6vttybH2a8vSiWed8IJLrpVqSKp4=w640-h384
https://blogger.googleusercontent.com/img/a/AVvXsEgpz2X_bnf5LwgFaKKTaN_Un7hr92okMMW2TcX9rMXKbbzqZWZ8OCbhEU_d5l5CaU5k2BQu-Dpc0i6EB4BiJor5mRc4Gn2P6uJXKHUQBrfi19RyXvjosE4BGdcc4gentmbhkvBetHts7eV4tkPgTW86_3hXQpYe6vttybH2a8vSiWed8IJLrpVqSKp4=s72-w640-c-h384
✞ CATHOLIC VIETNAM
https://www.catholic.com.vn/2021/10/vi-sao-phai-xung-toi-voi-cac-linh-muc.html
https://www.catholic.com.vn/
https://www.catholic.com.vn/
https://www.catholic.com.vn/2021/10/vi-sao-phai-xung-toi-voi-cac-linh-muc.html
true
1702303097171369883
UTF-8
Đã tải tất cả các bài đăng Không tìm thấy bất kỳ bài viết nào Xem tất cả Xem thêm Phản hồi Dừng phản hồi Xoá Bởi Trang chủ Trang Bài viết Xem tất cả GỢI Ý CHO BẠN Từ khoá Lưu trữ Tìm kiếm Tất cả bài viết Không tìm thấy bất kỳ bài đăng nào phù hợp với yêu cầu của bạn Quay lại Trang chủ Chủ nhật Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 Chủ nhật Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 vừa rồi 1 phút trước $$1$$ trước 1 giờ trước $$1$$ giờ trước Hôm qua $$1$$ ngày trước $$1$$ tuần trước hơn 5 tuần trước Những người theo dõi Theo dõi Nội dung bản quyền được che lại, để xem vui lòng làm theo hai bước hướng dẫn dưới đây: Bước 1: Chia sẻ trên Facebook hoặc Twitter Bước 2: Nhấp vào link mà bạn mới mới chia sẻ trên trang cá nhân. Copy tất cả mã Chọn tất cả mã Tất cả các mã đã được sao chép vào khay nhớ tạm của bạn Không thể sao chép mã / văn bản, vui lòng nhấn [CTRL] + [C] (hoặc CMD + C với Mac) để sao chép Mục lục