Có thể bạn chưa biết: Tên trộm lành có phải trải qua Luyện ngục không? Nếu có, tại sao Chúa Giêsu lại nói “Quả thật, tôi bảo anh, hôm nay a...
Có thể bạn chưa biết: Tên trộm lành có phải trải qua Luyện ngục không?
Nếu có, tại sao Chúa Giêsu lại nói “Quả thật, tôi bảo anh, hôm nay anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng” (Lc 23, 43)?
Đây là một vấn đề gây tranh cãi và đến nay các học giả vẫn chưa biết chắc được tên trộm lành được lên thẳng thiên đàng hay phải trải qua Luyện ngục. Chúng ta chưa thể phán xét gì cả. Ông có thể đã chết trong tình trạng ăn năn cách trọn và được lãnh nhận phép rửa bằng ước muốn.
Một vấn đề quan trọng là bản văn gốc Kinh Thánh bằng tiếng Hy Lạp không có dấu chấm phẩy như ngôn ngữ hiện đại ngày nay. Có thể Chúa Giêsu đã nói với ông “Quả thật, tôi bảo anh, hôm nay anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng”, hoặc nếu chuyển dấu phẩy thì cũng có thể là “Quả thật, tôi bảo anh hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng”. Cách ngắt chữ tạo nên sự khác biệt lớn. Nếu mình theo cách đặt dấu thứ hai, thì rất có thể là Chúa Giêsu chỉ hứa cho tên trộm ơn cứu rỗi, chứ không phải là cho ông lên thẳng thiên đàng vào ngay hôm đó.
Một vấn đề khác là chữ “Thiên Đàng” trong câu nói của Chúa Giêsu. Nguyên gốc tiếng Hy Lạp của chữ này là “Paradeisos”, chữ này khác với chữ “Ouranos” là thiên đàng. Các bản dịch Kinh Thánh Tiếng Anh dịch Paradeisos là Paradise (chứ không phải Heaven). Bản dịch Công Giáo của Cố Chính Linh thì dịch là “nơi vui vẻ”, còn bản dịch 1925 của Tin Lành thì phiên âm nguyên chữ ra là Ba-ra-đi. Quan điểm mỗi dịch giả rất khác nhau.
“Paradeisos” còn có thể là nơi của người công chính thời Cựu Ước, chính là trong lòng của ông Abraham (Lc 16, 22), hay còn gọi là ngục tổ tông. Lúc này thì cửa thiên đàng vẫn chưa được mở cho đến khi Chúa Giêsu Phục Sinh, cho nên những người công chính trước đó sẽ ở ngục tổ tông. Tên trộm lành vẫn có thể phải trải qua một cuộc thanh luyện trước khi được diện kiến Thiên Chúa.
Điều quan trọng nhất là cuộc thanh luyện nơi Luyện ngục diễn ra bên ngoài không gian và thời gian, cho nên các khái niệm về hôm nay, hôm qua, hay ngày mai dưới góc nhìn trần thế hiện tại của chúng ta thì không tương đồng với “tình trạng” Luyện ngục.
Tuy giả thuyết phổ biến nhất với chúng ta là tên trộm lành được lên thẳng thiên đàng vì ông đã ăn năn cách trọn và được rửa tội bằng ước muốn, nhưng các giả thuyết khác như đã đề cập trên đây cũng không gây ảnh hưởng gì đến đức tin của chúng ta.
Nguồn tham khảo:
Bài viết của Lm. Charles Grondin - Did the good thief go straight to heaven? - trên Catholic Answers
Con xin được phép nêu suy niệm của mình!
ReplyDelete- Phép rửa: là ơn của sự đổi mới tâm hồn, sự đổi mới đó được nhận thức trong ơn tình yêu sâu thẳm của Thiên Chúa + ơn soi sáng của Chúa Thánh Thần ban cho con người từ đó làm lành tránh dữ.
Ơn đó được ban cho tất cả mọi con người trên toàn cõi địa cầu có đạo hay không có đạo - biết Chúa hay không biết Chúa Miễn là sống thánh thiện đúng với bản chất mà Thiên Chúa Tạo Dựng! Nhân tri sơ tính bổn thiện
- Và tên trộm lành không là ngoại lệ khi ý thức được tội lỗi và sám hối trong tâm hồn khao khát và xin Chúa nhớ đến anh! (Lúc này anh đã được nhận phép rửa trong CTT)
- Bằng tình yêu thẳm sâu Chúa đã nhận lời và ban cho anh “ngay hôm nay anh sẽ ở trên nước thiêng đàng với Tôi” một lời hứa chắc chắn thật từ Đấng Cứu Chuộc con người bằng Thánh Giá!!!
- Nói đến đây không lẽ cứ ai phạm tội, vào giờ cuối xin lỗi thì đều được Chúa tha thứ! Xin thưa không phải vậy! Nếu không có sự sám hối và ăn năn + đền tội lỗi!
- Vậy nên anh trộm lành này đã đền tội bằng việc bị đóng đinh chết đau thương trên thập giá. Hơn ai hết anh là con người đầu tiên cảm nhận được nổi đau tột cùng và “đã chết thật - sống lại thật” với Đức KiTo trong Nước Vinh Quang của Ngài!!!
- Qua đó Con xin Tin xác tín vào “Thiên Chúa Toàn Năng” xin tin và vâng phục Hội Thánh Công Giáo Thánh Thiện và Tông Truyền + Tin ơn tha tội và tin vào sự sống đời sau. Amen!