$type=ticker$count=12$cols=4$cate=0

Có Nên Mong Đợi Rằng Không Ai Sẽ Phải Sa Hỏa Ngục Không?

Chia sẻ bài viết này:

  Hỏi:   Chúng tôi thuộc một giáo xứ tốt, tôi và chồng tôi nói chung là hài lòng với chương trình giáo dục tôn giáo của giáo xứ. Bà Green là...


 

Hỏi: Chúng tôi thuộc một giáo xứ tốt, tôi và chồng tôi nói chung là hài lòng với chương trình giáo dục tôn giáo của giáo xứ. Bà Green là người dạy lớp Ái hữu Học thuyết Ki-tô Giáo (CCD) mà con gái Angela của chúng tôi có tham dự, bà ấy có vẻ là một người Công Giáo trung thành và sùng đạo. Nhưng sau buổi học tuần trước về chủ đề Thiên Đàng, Luyện ngục và hỏa ngục, Angela có nói với chúng tôi rằng giáo viên của lớp dạy chúng ta nên cho là tất cả mọi người trừ bản thân mình sẽ được lên Thiên Đàng. Tôi nghĩ điều đó không thể đúng được, vì khi còn nhỏ chúng tôi đã biết rằng những tội nhân không sám hối sẽ phải sa hỏa ngục, và tôi tự hỏi liệu Angela có hiểu lầm không. Vì vậy, tôi đến gặp bà Green. Bà ấy cho tôi xem cuốn sách mà bà đã dùng làm căn cứ cho việc giảng dạy trên lớp học. Đó là cuốn sách của Hans Urs von Balthasar, người mà bà Green nói rằng “thực tế ông ấy là một Tiến sĩ Hội Thánh”. Có vẻ như ông ấy là một nhà thần học Thụy Sĩ nổi tiếng, được Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II rất ngưỡng mộ. Bà Green cho biết Giáo Hoàng đã phong ông là Hồng y nhưng ông đã chết trước khi nhận chiếc mũ đỏ của mình. Bà ấy đã chỉ ra những trích đoạn trong cuốn sách dường như nói về việc chúng ta nên mong đợi rằng không ai sẽ phải sa hỏa ngục, mặc dù ông ấy cũng nói là không ai nên coi đó là điều hiển nhiên và họ sẽ không phải xuống đó.

Tôi không nhận thấy bằng cách nào hai điều này có thể phù hợp với nhau. Quan trọng hơn, đối với tôi, việc không dạy con cái chúng ta biết sợ hỏa ngục, cho cả bản thân và người khác dường như là sai. Tôi đã nói với bà Green rằng, nếu chúng ta không lo lắng cho phần rỗi của con cái mình và những người khác, chúng ta sẽ không thể giúp họ xây dựng đức tin hoặc hoán cải. Bà ấy nói rằng đó là sự ích kỷ chứ không phải là tình yêu đích thực dành cho Chúa, khi người ta tránh tội lỗi và làm điều đúng đắn vì sợ hỏa ngục. Bà nói, điều thực sự quan trọng là phải yêu Chúa chỉ vì chính Ngài mà không nghĩ đến phần thưởng hay hình phạt; nếu mọi người yêu Chúa đến mức họ cần, họ thậm chí sẽ không bao giờ nghĩ đến hỏa ngục.

Tôi đã bị giằng co giữa hai suy nghĩ này. Có lẽ tôi đã dạy con cái những ý tưởng sai lầm. Chắc chắn điều quan trọng là phải yêu mến Thiên Chúa mà không vì những điều ích kỷ cá nhân, và tôi tự hỏi liệu mình có làm thế không. Tuy nhiên, tôi cảm thấy có gì đó không ổn ở đây. Những gì bà Green nói rất khác với những gì chúng tôi đã được dạy, và tôi không hiểu tại sao chúng tôi lại có thể bị dạy sai về những điều quan trọng như vậy. Tôi cần tìm hiểu xem chúng ta nên nghĩ gì và dạy con cái mình thế nào – và trên hết, làm thế nào để yêu Chúa như chúng ta nên làm. Vì câu hỏi này rất quan trọng, tôi hy vọng bạn sẽ không chỉ trả lời mà còn cho thấy rằng câu trả lời là những gì Giáo Hội dạy chúng ta tin. Vì tôi đã kết luận rằng chúng ta không thể tin các nhà thần học nữa, ngay cả những người có vẻ trung thành.

Phân tích:

Mặc dù câu hỏi này có vẻ liên quan đến thần học tín lý hơn là thần học luân lý, nhưng vấn đề ở đây là ý nghĩa và đòi hỏi thực sự của hy vọng và tình yêu Ki-tô Giáo là gì? Sau khi đề xuất ý kiến ​​thần học của Balthasar về hỏa ngục cho lớp CCD, người giáo viên sau đó đã vượt qua ý kiến ​​đó để đáp lại sự phản đối của người mẹ. Quyền hạn quá đáng được quy cho nhà thần học phải bị từ chối, và cả ý kiến ​​của ông ta cùng lời giải thích thêm của người giảng dạy đều phải bị phê bình và bác bỏ vì sai lầm trên cơ sở Kinh Thánh và Giáo huấn của Giáo Hội. Giữa một tập hợp lẫn lộn của những đòi hỏi tương tự nhau, đòi hỏi nào mới thực sự là của hy vọng và tình yêu Ki-tô Giáo cần phải được làm rõ.

Trả lời:

Vì chỉ những gì được Giáo Hội tin tưởng và lưu truyền liên quan đến mặc khải của Thiên Chúa mới đáng được tin một cách chặt chẽ, nên tôi đồng ý rằng việc các tín hữu đặt niềm tin vào một nhà thần học (kể cả tôi) là một điều sai lầm (Living a Christian Life – LCL 43). Các nhà thần học có thể kêu gọi sự chú ý đến các chân lý đức tin và cung cấp một số hiểu biết sâu sắc về ý nghĩa của chúng, vậy nên quan điểm của họ thường được cân nhắc chu đáo một cách xứng đáng. Tuy nhiên, các tín hữu nên đánh giá những điều mà một nhà thần học tuyên bố, bằng cách dựa chủ yếu vào Giáo huấn của Giáo Hội và bằng sự hiểu biết và kinh nghiệm Ki-tô Giáo được trau dồi của chính họ (LCL 55-61) cộng với các nguồn thích hợp khác.

Tôi đồng ý rằng chúng ta nên dạy con cái mình biết sợ hỏa ngục cho cả bản thân chúng và người khác. Nếu một người không sợ hỏa ngục và coi việc được lên Thiên Đàng dường như một điều chắc chắn, người đó chỉ đơn giản là dự đoán hơn là hy vọng về nó. Nhưng ngay cả khi dự đoán rằng ai cũng được lên Thiên Đàng như vậy, không ai có thể dự định điều này như một kết thúc được, vì người ta chỉ có thể dự định điều gì đó là kết thúc khi họ nghĩ rằng hành động vì nó sẽ tạo ra sự khác biệt. Tuy nhiên, dù không có dự định Thiên Đàng là kết thúc, nếu chúng ta dự đoán về khả năng này, chúng ta sẽ định hướng cuộc sống của mình trong viễn cảnh về một kết thúc tốt đẹp cho những người khác. Thay vì tìm kiếm Nước Thiên Chúa trước hết như Chúa Giê-su đã dạy (Mt 6,33), chúng ta sẽ tìm kiếm những điều tương tự như những người không có đức tin, và cuộc sống của chúng ta hầu như không có gì khác họ (LCL 89-92). Tương tự như vậy, nếu một người không sợ hỏa ngục dành cho những người khác, nhưng đoán trước rằng họ sẽ được lên Thiên Đàng bất kể họ làm gì, người đó sẽ có xu hướng tập trung mối quan tâm của mình vào hạnh phúc và phúc lợi của họ ở thế gian mà bỏ bê việc dạy Giáo lý và truyền giáo.

Trong khi Đức Gio-an Phao-lô II chỉ dành một sự tôn trọng cao cho Hans Urs von Balthasar, bà Green đã phóng đại địa vị của nhà thần học lỗi lạc này khi nói rằng “thực tế ông ấy là một Tiến sĩ Hội Thánh”. Nên nhớ chỉ có một số ít vị Thánh mới được tôn phong là “Tiến sĩ Hội Thánh” mà thôi. Tước hiệu này là một lời khen ngợi có thẩm quyền về tư tưởng của họ đối với các tín hữu (nhưng ngay cả sự khen ngợi này cũng không thể được hiểu là sự tán thành -không đủ tiêu chuẩn- cho tất cả những lý thuyết, tư tưởng mà họ nắm giữ, vì đôi khi quan điểm của các Tiến sĩ Hội Thánh là khác nhau và có xung đột thậm chí là về những vấn đề cốt yếu của đức tin). Trái lại, khi bổ nhiệm ai đó làm Hồng y, Giáo Hoàng không khen ngợi một cách có thẩm quyền đối với tư tưởng của người được bổ nhiệm. Bên cạnh đó, tư tưởng của Đức Gio-an Phao-lô II liên quan đến hỏa ngục dường như mâu thuẫn với quan điểm của Balthasar. Nhưng ngay cả khi đích thân Giáo Hoàng đồng ý với Balthasar về vấn đề này, thì việc bày tỏ ý kiến ​​cá nhân của ngài cũng không phải là một hành động giảng dạy.

Vậy liệu mọi người có thể được cứu độ không? Đúng, nhưng theo nghĩa là công trình cứu độ của Thiên Chúa trong Chúa Giê-su là dành cho tất cả mọi người và không loại trừ ai: Chúa Giê-su đã chiến thắng tội nguyên tổ bằng cách thiết lập giao ước mới (x. Rm 5,12-21), Người mời gọi mọi người cùng dự phần vào giao ước này (x. Mt 28,19-20, Ga 12,32) và ban cho mọi người ân sủng đủ để họ có thể đáp lại lời mời gọi của Người và tự do đón nhận lòng thương xót của Thiên Chúa (x. Rm 11,32, 1 Tm 2,4, 2 Pr 3,9).

Nhưng có phải mọi người sẽ được cứu độ không? Câu trả lời đã có trong Kinh Thánh và đã được giải thích một cách có thẩm quyền bằng Giáo huấn của Giáo Hội. Ví dụ, Công đồng Vaticanô II, dựa trên Tân Ước, đã dạy rằng:

Vì không biết ngày nào giờ nào, nên chúng ta phải luôn tỉnh thức như lời Chúa nhắc nhở, để khi mạng sống duy nhất của mỗi người ở trần gian này chấm dứt (x. Dt 9,27), chúng ta xứng đáng vào dự tiệc cưới với Người và được kể vào số những người được chúc phúc (x. Mt 25,31-46), chứ không như những đầy tớ hư hỏng và lười biếng (x. Mt 25,26) bị quăng vào lửa đời đời (x. Mt 25,41), vào chốn tối tăm bên ngoài, nơi “khóc lóc và nghiến răng” (Mt 22,13 và 25,30). Thật vậy, trước khi hiển trị với Đức Ki-tô vinh quang, tất cả chúng ta đều phải trình diện “trước tòa Đức Ki-tô, để mỗi người lãnh nhận những gì tương xứng với các việc tốt hay xấu đã làm, khi còn ở trong thân xác” (2 Cr 5,10), và ngày tận thế, “ai đã làm điều lành, thì sẽ sống lại để được sống; ai đã làm điều dữ, thì sẽ sống lại để bị kết án” (Ga 5,29; x. Mt 25,46). (Hiến chế Tín lý về Giáo Hội – Lumen Gentium 48)

Khi các Giám mục của Công đồng Vaticanô II chấp thuận Lumen Gentium, những lời của Chúa Giê-su được trích dẫn ở cuối đoạn văn này đã được chính thức giải thích cho họ với nghĩa là một số người sẽ bị diệt vong – nói cách khác, không phải tất cả đều sẽ được cứu độ – vậy nên hỏa ngục không đơn thuần chỉ là một khả năng không thành hiện thực. Hơn nữa, các giáo huấn dứt khoát của các Công đồng và các Giáo Hoàng trước đây đã nói rõ rằng, cũng như những người tốt sẽ được hưởng sự sống đời đời với Đức Ki-tô, thì những tội nhân không sám hối sẽ phải chịu sự trừng phạt đời đời (Enchiridion Symbolorum – Các Tín Biểu, Định Tín Và Tuyên Bố – ES 801/429, 1002/531).

Trong cuốn sách mà bạn tham khảo, Hans Urs von Balthasar tuyên bố rằng, mặc dù không thể chắc chắn về mặt lý thuyết rằng tất cả mọi người sẽ được cứu độ, nhưng chúng ta nên hy vọng và vì vậy hãy tin rằng có thể không có người nào sẽ phải sa hỏa ngục. Ông ta có vẻ tán thành quan điểm rằng việc chúng ta coi sự diệt vong là một khả năng có thật đối với người khác là không phù hợp với niềm hy vọng và thể hiện một tình yêu thiếu cởi mở dành cho họ. Quan điểm của Balthasar có vẻ gần với chủ nghĩa phổ quát, quan điểm cho rằng mọi con người đều sẽ được cứu độ. Tuy nhiên, Balthasar dường như tránh chủ nghĩa này, vì ông cũng cho rằng chúng ta nên tin rằng sự diệt vong là một khả năng mà chính mình phải lo sợ.

Trong hoàn cảnh đó, Balthasar chắc chắn đúng khi nhấn mạnh rằng tôi phải sợ hỏa ngục cho chính mình. Tuy nhiên, như bạn đã chỉ ra, thái độ của mỗi cá nhân đối với người khác mà ông ta khen ngợi – không phù hợp với việc cho rằng mỗi chúng ta nên sợ hỏa ngục cho chính mình. Lấy thí dụ về hai người là Smith và Jones. Smith nghĩ rằng Smith có thể phải sa hỏa ngục nhưng nó không phải là một khả năng thực sự đối với Jones; ở phía còn lại, Jones nghĩ rằng Jones có thể phải sa hỏa ngục nhưng nó không phải là một khả năng thực sự đối với Smith. Theo Balthasar, cả hai người đều đang nghĩ những gì họ nên nghĩ. Nhưng suy nghĩ của Smith và Jones về phần rỗi của một trong hai người (chẳng hạn Smith) là trái ngược nhau. Vì vậy, quan điểm của Balthasar ngụ ý rằng sẽ là đúng nếu những người khác nhau nghĩ rằng những mệnh đề mâu thuẫn là đúng.

Hơn nữa, khi đặt ra nghi vấn về khả năng một số người sẽ bị diệt vong, Balthasar cũng không đưa ra được một lý lẽ thuyết phục nào. Ông thường xuyên sử dụng cách giải thích theo chủ nghĩa phổ quát cho những đoạn Kinh Thánh mà ông chọn để cố gắng chứng minh rằng Thiên Chúa mong muốn và có thể ban ơn cứu độ cho tất cả mọi người. Chẳng hạn, ông giải thích lặp lại nhiều lần lời của Chúa Giê-su: “Phần tôi, một khi được giương cao lên khỏi mặt đất, tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi.” (Ga 12,32) như thể đó không chỉ là lời mời gọi mạnh mẽ của tình yêu Thiên Chúa và có thể bị con người từ chối, nhưng là một sức hút không thể cưỡng lại. Đồng thời, Balthasar tuyên bố rằng con người không thể tổng hợp những đoạn Kinh Thánh như vậy với những đoạn Kinh Thánh nói về sự diệt vong dưới dạng tương lai về mặt ngữ pháp. Tuy nhiên, cả hai nhóm đoạn văn này đều là lời của Thiên Chúa và bất kỳ ai chấp nhận chúng cũng phải cố gắng tổng hợp lại, kể cả nhà thần học này.

Balthasar cũng thường xuyên đề cập đến những đoạn Kinh Thánh nói về sự trừng phạt của những tội nhân không sám hối như là những “mối đe dọa”. Và ông khẳng định rằng chúng ta không thể biết “liệu những lời đe dọa này của Thiên Chúa, Đấng “giao hòa chính mình trong Đức Ki-tô với thế gian”, có thực sự được thực hiện theo cách đã bày tỏ hay không.” Do đó, Chúa Thánh Thần, Đấng khẳng định bất cứ điều gì mà tác giả loài người trong Kinh Thánh khẳng định (Hiến chế Tín lý về Mặc khải Thiên Chúa – Dei Verbum – DV 11) – có thể đã bị lừa gạt, tức là có thể đã nói dối. Khi gợi ý rằng những lời cảnh báo của Chúa Giê-su – chẳng hạn như những lời đã được Công đồng Vaticanô II trích dẫn – có thể chỉ là những lời đe dọa suông, Balthasar ngụ ý rằng chính Chúa Giê-su có thể đã nói sai về Chúa Cha, khiến Ngài có vẻ khác đi so với những gì với Chúa Giê-su đã biết. Nhưng Chúa Thánh Thần không thể nói dối, và Chúa Giê-su cũng không thể xuyên tạc về Chúa Cha. Vì vậy, việc Balthasar cố gắng giải quyết những đoạn Kinh Thánh đó theo cách của ông là không thể chấp nhận được. Tương tự như vậy, có đôi chỗ trong cuốn sách của mình, Balthasar cũng thất bại trong việc tìm cách cải thiện vấn đề ông nêu ra khi gợi ý rằng những “mối đe dọa” đó không cho chúng ta biết điều gì thực sự sẽ xảy ra trong tương lai mà chỉ nhằm mục đích thúc đẩy sự sám hối và trung thành hiện tại. Quan điểm này của ông quả thật bao hàm một mối hoài nghi rất lớn về tính xác thực khi đặt nó trong những điều kiện cụ thể, ví dụ như một người đã chết trong tình trạng tội trọng mà không sám hối.

Tuy nhiên, liệu chúng ta có được phép hy vọng ơn cứu độ cho người khác cũng như cho chính mình không? Câu trả lời là có, nhưng hy vọng này không được hạ thấp những lời cảnh báo trong Kinh Thánh về hỏa ngục thành những mối đe dọa sáo rỗng.

Để thấy rõ vấn đề, chúng ta phải phân biệt giữa hy vọng bình thường của con người với hy vọng thần học. Niềm hy vọng bình thường của con người có thể trải rộng đến tất cả mọi thứ, kể cả những lựa chọn tự do trong tương lai cho chính mình; còn hy vọng thần học thì khác, nó phải dựa trên những lời hứa của Thiên Chúa về Thiên Đàng vốn được ban cho con người chúng ta nhờ hồng ân và sự trợ giúp của Ngài.

Với hy vọng thần học, chúng ta thực sự nên hy vọng cho tất cả mọi người, kể cả bản thân mình. Nhưng hy vọng thần học là ở Chúa, không phải ở chúng ta.

Với hy vọng, chúng ta có sự bảo đảm tuyệt đối rằng Thiên Chúa sẽ giữ lời hứa khi chúng ta cố gắng tìm kiếm vương quốc của Ngài, điều mà bản thân chúng ta không có khả năng đạt được.

Nhưng hy vọng thần học về phần rỗi sẽ không tác động tới những gì chúng ta có thể và phải làm; hy vọng đó không đảm bảo rằng chúng ta sẽ trung thành với Chúa (x. ES 1541/806; LCL 84-85).

Nhờ ân sủng của Thiên Chúa, đối với những gì chúng ta tự tin hy vọng, chúng ta không hy vọng về mặt thần học để làm theo ý muốn của Ngài; thay vào đó, chúng ta hoặc tự do chọn làm điều đó hoặc không chấp nhận ân sủng và chọn cách phạm tội. Tương tự như vậy, trong niềm hy vọng thần học về phần rỗi của người khác, chúng ta trông cậy Thiên Chúa làm mọi điều Ngài đã hứa. Nhưng đồng thời, về mặt thần học, chúng ta không hy vọng họ sẽ làm những gì họ phải làm. Vì vậy, chúng ta phải cố gắng làm tất cả những gì để có thể để dạy dỗ, khuyên bảo và giúp người khác làm theo ý muốn của Thiên Chúa bằng lựa chọn tự do của chính họ.

Do đó, về mặt thần học, hy vọng về ơn cứu độ cho tất cả mọi người hoàn toàn phù hợp với việc coi lời tuyên bố của Chúa Giê-su rằng một số người sẽ phải sa hỏa ngục là lời chân thật chứ không phải nói dối hay tuyên bố mập mờ.

Nhưng Balthasar không hài lòng với hy vọng như vậy; thay vào đó, ông mở rộng hy vọng cho những hành vi của chính chúng ta và của những người khác, ông liên tục gợi ý bằng lời nói của mình hoặc bằng cách trích dẫn tuyên bố của người khác, rằng những lựa chọn tự do của con người tội lỗi cuối cùng có thể sẽ ra vô hiệu và có lẽ bị đảo ngược sau khi chết. Gợi ý này không phù hợp với những lời dạy dứt khoát đã được đề cập bên trên và được tóm tắt trong Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo số 1033: “Chết mà còn mang tội trọng, không hối cải, không đón nhận tình yêu nhân hậu của Chúa có nghĩa là phải xa cách Người đời đời, vì chính chúng ta đã tự do lựa chọn. “Hỏa ngục” chính là tình trạng con người dứt khoát tự loại trừ khỏi sự hiệp thông với Thiên Chúa và chư thánh.”

Do đó, tôi chia sẻ với sự nghi ngờ của bạn về quan điểm của Balthasar. Tôi cũng nghĩ rằng, mặc dù ông ấy muốn giữ lại tác động đạo đức của những đoạn Kinh Thánh nói về hỏa ngục, nhưng chúng ta không thể chấp nhận những lý lẽ mà ông đưa ra và vẫn sẽ coi sự hư mất đời đời là một khả năng có thật đối với bản thân chúng ta hay bất kỳ ai khác.

Khi gọi đó là “sự ích kỷ chứ không phải là tình yêu đích thực của Chúa, khi người ta tránh tội lỗi và làm điều đúng đắn vì sợ hỏa ngục”, bà Green đã đi quá xa so với bất cứ điều gì Balthasar từng nói. Thật vậy, khi lập luận rằng nếu một người yêu mến Thiên Chúa như một lẽ phải, thì người ta sẽ không bao giờ nghĩ đến hỏa ngục, bà ấy đã mâu thuẫn với quan điểm rõ ràng của Balthasar: “điều tất yếu là mỗi cá nhân Ki-tô hữu phải đối mặt với khả năng bị hư mất”. Một số nhà thần học thế kỷ XVII đã cho rằng người ta không nên nghĩ đến phần thưởng hay hình phạt, Thiên Đàng hay hỏa ngục, cái chết hay sự vĩnh cửu; Giáo Hội đã bác bỏ hoàn toàn quan điểm sai lầm đó và cũng bác bỏ quan điểm cho rằng tình yêu đích thực dành cho Thiên Chúa loại trừ mối quan tâm về sự hoàn hảo và hạnh phúc của chính mình (x. ES 2207/1227, 2351-52/1327-28, 2354-56/1330-32). Hai mệnh đề có liên quan mật thiết đến những sai sót đó đã bị Công đồng Trentô (1545-1563) lên án một cách long trọng: “Nếu có ai nói rằng nỗi sợ hỏa ngục – nhờ đó, do đau buồn vì tội lỗi của mình mà chúng ta chạy đến với lòng thương xót Chúa hoặc cố gắng kiềm chế để không phạm tội – là tội hoặc làm cho tội nhân trở nên tồi tệ hơn: anh ta bị tuyệt thông (anathema)” (ES 1558/818); “Nếu có ai nói rằng người được công chính hóa – khi người ấy làm việc lành với mục đích hướng đến phần thưởng đời đời – là tội lỗi: anh ta bị tuyệt thông” (ES 1581/841; x. ES 1576/836).

Trong sự dạy dỗ này, Giáo Hội đã làm đúng với những gì được viết trong Tân Ước, nơi những người theo Chúa Giê-su được khuyến khích nhiều lần rằng họ phải vừa yêu mến Thiên Chúa, vừa hy vọng được hạnh phúc với Ngài và sợ bị xa cách Ngài. Kinh Thánh cũng nói rõ rằng chúng ta nên làm việc lành, sám hối và tránh xa tội lỗi, cả vì yêu mến Thiên Chúa, cả vì lo lắng cho chính mình. Hai động cơ này không có có gì mâu thuẫn với nhau. Khi yêu mến Thiên Chúa thực sự, người ta yêu bất cứ ai mà Ngài yêu, bao gồm cả chính họ, và như vậy, họ sẽ có được sự hiệp thông diễm phúc của tình yêu – vương quốc Thiên Đàng – nơi mà Thiên Chúa, một cách quảng đại đã mong muốn có những người khác để chia sẻ hạnh phúc cùng với Ngài, bao gồm các thiên thần và những con người mà Ngài đã tạo ra. Vì vậy, hạnh phúc Thiên Đàng không giống như một phần thưởng mà Thiên Chúa độc đoán trao cho những người biết sống tốt đẹp cũng như độc đoán giữ nó lại như một hình phạt cho những người chết trong tội lỗi. Nhưng đúng hơn, Thiên Đàng là nơi Ngài chuẩn bị sẵn một cuộc sống với những điều tốt đẹp nhất cho mỗi người chúng ta (x. Ep 2,10), nơi chúng ta sẽ được cộng tác và trở nên bạn hữu với Ngài.

Vậy làm thế nào để chúng ta yêu Chúa như chúng ta nên yêu? Tình yêu Thiên Chúa không phải là công việc của chúng ta mà là một hồng ân mà chúng ta nhận được: “vì Thiên Chúa đã đổ tình yêu của Người vào lòng chúng ta, nhờ Thánh Thần mà Người ban cho chúng ta” (Rm 5,5; x. Christian Moral Principles – CMP 592-94, LCL 132-33). Tuy nhiên, hồng ân này đòi hỏi nơi chúng ta những việc lành. Chúa Giê-su dạy: “Nếu anh em giữ các điều răn của Thầy, anh em sẽ ở lại trong tình thương của Thầy, như Thầy đã giữ các điều răn của Cha Thầy và ở lại trong tình thương của Người” (Ga 15,10; x. 1 Ga 2,3-6). Khi tỏ mình ra cho nhân loại (Cựu Ước), Thiên Chúa đã thiết lập giao ước với một nhóm người – một hình thức liên kết giữa họ và Ngài, giống như mối quan hệ huyết thống, có nghĩa là vĩnh viễn và rất gần gũi. Những ai chấp nhận giao ước ấy sẽ tin vào Thiên Chúa để giữ lời Ngài và hy vọng sẽ được hưởng những ân huệ mà Ngài đã hứa. Đối với họ, yêu mến Thiên Chúa chính là trung thành tuân giữ các điều có trong giao ước mà họ đã cam kết. Khi tỏ mình ra nơi Chúa Giê-su (Tân Ước), Thiên Chúa ban cho tất cả nhân loại một sự hiệp thông với giao ước mới và hoàn hảo. Những ai tin vào Tin Mừng và tham gia vào xã hội giao ước của Chúa Giê-su, đó là Giáo Hội, được kết hợp với Thiên Chúa trong một mối dây liên kết mật thiết và không thể phá vỡ, giống như sự kết hợp một xương một thịt của hôn nhân bất khả phân ly.

Cũng như cô dâu và chú rể mong muốn có một cuộc hôn nhân hạnh phúc, nương tựa vào nhau để trở thành vợ chồng chung thủy, Ki-tô hữu cũng trông cậy vào một sự gắn bó hạnh phúc và mật thiết với Thiên Chúa trên Thiên Đàng nhờ vào ân sủng của Ngài.

Giống như những người vợ / chồng biết rằng sự không chung thủy có thể ngăn cản họ có được một cuộc hôn nhân hạnh phúc, nên các Ki-tô hữu biết rằng tội trọng có thể ngăn cản họ chia sẻ bữa tiệc hôn nhân bất tận trên Thiên Đàng.

Giống như nỗi sợ xúc phạm đến người phối ngẫu của mình và làm hỏng hạnh phúc hôn nhân giúp cho người vợ / chồng chống lại những cám dỗ không chung thủy, thì nỗi sợ hỏa ngục giúp một Ki-tô hữu chống lại những cám dỗ.

Và cũng giống như mối quan tâm của chồng về phía vợ (hay vợ về phía chồng) không phải là ích kỷ, nhưng phù hợp với tình yêu chân thật dành cho người phối ngẫu của mình; nỗi sợ hãi mất đi sự gắn bó mật thiết với Thiên Chúa cũng không thể tách Ki-tô hữu ra khỏi tình yêu đích thực dành cho Ngài.

Bạn nên nói chuyện lại với bà Green. Hãy tận dụng sự trung tín của bà ấy đối với lời Chúa Giê-su và Giáo huấn của Hội Thánh, và hãy dịu dàng trong cách nói chuyện. Có lẽ bạn nên kêu gọi bà Green chú ý đến những nguồn mà tôi đã chỉ ra, hãy nói với bà ấy rằng bạn không thấy những gì bà nói có thể tương thích với chúng và yêu cầu bà ấy xem xét lại. Bằng cách này, bạn có thể hy vọng giúp bà Green thanh tẩy đức tin của mình và trở thành một giáo lý viên giỏi hơn nữa, như bà mong muốn.

Nguồn: Sưu tầm

Bình luận

BLOGGER
♰ Trang tin được dẫn trích từ nhiều nguồn tư liệu trên Internet dành riêng cho người Công Giáo, các Kitô hữu, và những ai mong muốn tìm hiểu Đức Tin Công Giáo một cách sâu sắc hơn – Để yêu mến Chúa Kitô và Mẹ Hội Thánh hơn.

Name

Abraham,1,Ăn Chay,1,Bảy Vị Thánh Ngủ,1,Bí tích,10,Calcutta,1,Catholic Community,2,Cầu Nguyện,4,Cầu Nguyện Liên Lỉ,1,Chia Sẻ,33,Chú Giải,1,Chúa Giê-Su,24,Cô Đơn,1,Công Giáo,42,Congregatio,1,Cuộc Khổ Nạn,2,Cựu Ước,3,Đám Cưới,2,Đền Thờ,1,Đền Tội,1,DHY Nguyễn Văn Thuận,1,Don Bosco Cần Giờ,1,Dòng Tu,1,Đức Giáo Hoàng,11,Đức Hồng Y,2,Đức Hồng Y George Pell,1,Đức Mẹ,7,Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp,2,Đức Mẹ Măng Đen,1,Đức Mẹ Maria,7,Đức Mẹ Nghèo Khó,1,Đức Ông Vincent Trần Ngọc Thụ,1,Đức Tin,3,Ebook Công Giáo,1,English Catholic,4,Gabriel,1,Gia Phả Chúa Giêsu,1,Giáo Hội,20,Giáo Huấn,1,Giáo Lý,8,Giuse Marchand Du,1,Hạnh Các Thánh,11,Hạt Mân Côi,3,Hình Ảnh Công Giáo,1,Hoả Ngục,1,Hỏi Đáp,14,Hỏi Đáp Công Giáo,35,Hỏi Đáp Tôn Giáo,8,I am Catholic,2,Kinh Cầu Nguyện,4,Kinh Thánh,25,Kinh Thánh Tân Ước,1,Lạc Giáo,2,Lễ Vọng,1,Linh Hồn,1,Lời Chúa Hàng Ngày,3,Lòng Thương Xót Chúa,1,Luyện Ngục,1,Luyện Tội,1,Ly Hôn,1,Ma Quỷ,1,Mái Ấm,1,Maria Madalena,1,Mẹ Teresa,1,Michael,1,Miriam,1,Môsê,1,Ngẫu Tượng,2,Nghịch Lý Tảng Đá,1,Nhà Thờ,3,Night Prayer,1,Nô Lệ,1,Ơn Gọi,1,Ordo,1,Padre Piô,2,Phongxiô Philatô,1,Problem of Evil,1,Probo Vaccarini,1,Radio,51,Radio Công Giáo,45,Raphael,1,Sách Công Giáo,3,Sách Khải Huyền,1,Sinh Nhật Đức Mẹ,1,Suy Niệm,1,Tên Thánh,1,Thần Học,1,Thần Khúc Dante,1,Thánh Biển Đức Viện Phụ,1,Thánh Đa Minh,1,Thánh Giá,3,Thánh Giuse,2,Thánh Lễ,7,Thánh Luca,2,Thánh Mát-thêu,1,Thánh Phao-lô,1,Thánh Phê-rô,1,Thánh Tích,1,Thánh Tử Đạo Việt Nam,1,Thập Tự Chinh,1,Thiên Chúa,14,Thiên Đàng,1,Thiền Siêu Việt,2,Thiên Thần,3,Thiền TM,1,Tìm Hiểu,31,Tin Lành,1,Tin Mừng,6,Tổ Nghề,1,Tông Đồ,4,Tử Đạo,1,Vatican,4,Vụ án Galileo Galile,2,Xưng Tội,2,Yoga,1,
ltr
item
✞ CATHOLIC VIETNAM : Có Nên Mong Đợi Rằng Không Ai Sẽ Phải Sa Hỏa Ngục Không?
Có Nên Mong Đợi Rằng Không Ai Sẽ Phải Sa Hỏa Ngục Không?
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgR6rqcTYu3WSFcFoqbtkhyphenhyphenUUBHxtSVvbtzRK92QK_kb0O0Ko8cHkH46rhF7urIOcFpkbAibskBVIUw-iPXWS-VQqSPJ9lOA2K5ScCyxcg-GYeGZdEW6tTVRhw8-xvZvE5qAPGBdqXOKJpd/w400-h223/hoa%25CC%2589+ngu%25CC%25A3c.jpeg
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgR6rqcTYu3WSFcFoqbtkhyphenhyphenUUBHxtSVvbtzRK92QK_kb0O0Ko8cHkH46rhF7urIOcFpkbAibskBVIUw-iPXWS-VQqSPJ9lOA2K5ScCyxcg-GYeGZdEW6tTVRhw8-xvZvE5qAPGBdqXOKJpd/s72-w400-c-h223/hoa%25CC%2589+ngu%25CC%25A3c.jpeg
✞ CATHOLIC VIETNAM
https://www.catholic.com.vn/2021/08/co-nen-mong-oi-rang-khong-ai-se-phai-sa.html
https://www.catholic.com.vn/
https://www.catholic.com.vn/
https://www.catholic.com.vn/2021/08/co-nen-mong-oi-rang-khong-ai-se-phai-sa.html
true
1702303097171369883
UTF-8
Đã tải tất cả các bài đăng Không tìm thấy bất kỳ bài viết nào Xem tất cả Xem thêm Phản hồi Dừng phản hồi Xoá Bởi Trang chủ Trang Bài viết Xem tất cả GỢI Ý CHO BẠN Từ khoá Lưu trữ Tìm kiếm Tất cả bài viết Không tìm thấy bất kỳ bài đăng nào phù hợp với yêu cầu của bạn Quay lại Trang chủ Chủ nhật Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 Chủ nhật Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 vừa rồi 1 phút trước $$1$$ trước 1 giờ trước $$1$$ giờ trước Hôm qua $$1$$ ngày trước $$1$$ tuần trước hơn 5 tuần trước Những người theo dõi Theo dõi Nội dung bản quyền được che lại, để xem vui lòng làm theo hai bước hướng dẫn dưới đây: Bước 1: Chia sẻ trên Facebook hoặc Twitter Bước 2: Nhấp vào link mà bạn mới mới chia sẻ trên trang cá nhân. Copy tất cả mã Chọn tất cả mã Tất cả các mã đã được sao chép vào khay nhớ tạm của bạn Không thể sao chép mã / văn bản, vui lòng nhấn [CTRL] + [C] (hoặc CMD + C với Mac) để sao chép Mục lục