$type=ticker$count=12$cols=4$cate=0

Bài Giảng Của Thánh An-Phong-Sô Về Tội Tôn Kính Con Người

Chia sẻ bài viết này:

Khi khích lệ các môn đệ trung thành với mình dưới sức ép của các cuộc bách hại mà họ phải chịu đựng, Đấng Cứu Thế của chúng ta nói rằng: “ H...

Khi khích lệ các môn đệ trung thành với mình dưới sức ép của các cuộc bách hại mà họ phải chịu đựng, Đấng Cứu Thế của chúng ta nói rằng: “Hơn nữa, sẽ đến giờ kẻ nào giết anh em cũng tưởng mình phụng thờ Thiên Chúa” (Ga 16,2).

Có một sự thực là những kẻ thù của đức tin thường cho rằng khi đưa Ki-tô hữu vào chỗ chết, họ đã làm một việc để phụng thờ Thiên Chúa. Nhiều Ki-tô hữu của thời đại ngày nay cũng hành động như vậy. Họ giết chết linh hồn của chính mình bằng cách đánh mất ân sủng của Thiên Chúa thông qua sự tôn kính con người và tìm cách làm hài lòng những kẻ phàm tục. Ôi, có biết bao nhiêu linh hồn mang theo sự tôn kính con người mà xa-tan đã gửi xuống hỏa ngục. Tôi sẽ nói về chủ đề này ngày hôm nay, rằng, nếu bạn muốn phục vụ Chúa và cứu linh hồn của mình, bạn phải cảnh giác tối đa trước cám dỗ của sự tôn kính con người. Ở điểm đầu tiên, tôi sẽ chỉ ra tầm quan trọng của việc không bị ảnh hưởng bởi nó; và trong điểm thứ hai, tôi sẽ chỉ ra các phương pháp sửa chữa nết xấu này.



Tầm quan trọng của việc không bị ảnh hưởng bởi sự tôn kính con người

1. Khốn cho thế gian, vì làm cớ cho người ta sa ngã (Mt 18,7). Chúa Giê-su đã nói rằng qua những cớ sa ngã của kẻ ác, nhiều linh hồn phải sa vào hỏa ngục. Nhưng làm thế nào có thể sống giữa thế gian mà không bao giờ sa ngã? Điều này là không thể. Để tránh sa ngã một cách tuyệt đối, Thánh Phao-lô nói: “anh em phải ra khỏi thế gian” (1 Cr 5,10). Nhưng chúng ta có quyền để tránh gần gũi với những tội nhân hư hỏng. Do đó, thánh nhân nói thêm: “Không, khi viết thế, tôi muốn nói với anh em là đừng đi lại với kẻ nào mang danh là người anh em mà cứ dâm đãng, tham lam, thờ ngẫu tượng, quen chửi bới, say sưa rượu chè hoặc trộm cắp; anh em cũng phải tránh đừng ăn uống với con người như thế.” (1 Cr 5,11).

Chúng ta nên cẩn thận khi kết thân với những kẻ tội lỗi như vậy; vì nếu chúng ta hợp nhất với họ trong mối quan hệ gần gũi, chúng ta sẽ cảm thấy không sẵn lòng phản đối những thực hành và những lời khuyên xấu của họ. Do đó, thông qua sự tôn kính con người và nỗi sợ mâu thuẫn với họ, chúng ta sẽ bắt chước gương mẫu của họ và đánh mất tình bạn với Thiên Chúa.

2. Những người yêu thế gian theo cách như vậy không chỉ thấy vinh dự vì những điều xấu xa của mình (chúng hả hê khi phạm điều ác – Cn 2,14) mà tệ hơn nữa, họ mong muốn có những người bạn đồng hành và chế giễu tất cả những ai nỗ lực sống như một Ki-tô hữu đích thực. Đây là thứ tội lỗi xúc phạm nặng nề tới Thiên Chúa và là điều mà Người đặc biệt nghiêm cấm. Đối với những kẻ cười nhạo các nhân đức, Thiên Chúa tuyên bố: Án phạt dành sẵn cho kẻ ưa chế giễu, và đòn vọt kề lưng đứa ngu si (Cn 19,29). Họ chế nhạo các tôi tớ Chúa, nhưng chính Người sẽ cười chê bọn chúng. Rồi sẽ đến lúc chúng thành thây ma, không ai ngó ngàng tới, và mãi mãi chúng sẽ là đồ bị lăng mạ giữa các vong nhân (Kn 4,18-19). Họ nỗ lực không ngừng để biến các vị thánh trở nên đáng khinh trong mắt người đời, vì thế, Thiên Chúa sẽ để họ ra đi trong tủi hổ và đẩy họ xuống hỏa ngục để chịu sự khinh miệt muôn đời cùng với những kẻ bị nguyền rủa.

3. Khi thấy ai đó không hư hỏng như mình, đám người kiêu ngạo và ưa giễu cợt sẽ kháo lên: “Này, thánh nhân kìa các anh. Hãy lấy cho tôi một mảnh quần áo trên người hắn; tôi sẽ giữ gìn nó như thánh tích. Tại sao hắn ta không làm tu sĩ luôn đi cho rồi?”

Không chỉ xúc phạm Thiên Chúa mà còn cố gắng thúc đẩy những người khác hành động như mình là một sự gian ác ở mức độ khủng khiếp. Ý định bỉ ổi này xuất phát từ nhận thức tội lỗi của những linh hồn yếu đuối và hèn nhát, vì muốn thoát khỏi sự dè bỉu và khinh miệt của người đời đã chọn cách từ bỏ việc thực hành các nhân đức và không muốn dứt mình ra khỏi lối sống sai lầm. Sau khi hoán cải trở lại cùng Chúa, Thánh Augustinô đã khóc vì từng kết giao với các thừa tác viên của Lu-xi-phe và thú nhận rằng khi còn ở giữa họ, ngài cảm thấy xấu hổ nếu như không xấu xa và vô liêm sỉ như họ.

Có biết bao người, để tránh sự chế giễu của đám bạn xấu, đã bị ép buộc phải bắt chước sự gian ác của họ!

Có biết bao người, khi bị người khác xúc phạm, đã quyết tâm trả thù để tránh bị mang tiếng là hèn nhát.

Có biết bao người, sau khi vô tình đưa ra một phát ngôn sai lầm, đã không dám rút lại vì sợ mất thể diện trước mặt người đời!

Và có biết bao người, vì sợ mất lòng bè bạn, đã bán linh hồn cho quỷ dữ! Họ bắt chước hành vi của Phi-la-tô, vì e ngại mất đi tình bạn của Xê-da, đã đẩy Chúa Giê-su vào chỗ chết.

4. Hãy chú tâm, thưa anh chị em, nếu chúng ta muốn cứu lấy linh hồn mình, chúng ta phải vượt qua sự tôn kính con người và chịu đựng những nỗi nhục nhỏ nhặt vì sự chế giễu của những kẻ thù địch với thập giá Chúa Ki-tô. Vì có cái nhục đưa đến tội lỗi, và cũng có cái nhục là vinh quang và ân sủng (Hc 4,21). Nếu chúng ta không chịu đựng những nỗi nhục ấy trong sự nhẫn nại, nó sẽ dẫn đưa chúng ta vào hố sâu tội lỗi. Nhưng nếu chúng ta chịu đựng nó vì Chúa, chúng ta không chỉ nhận được các ân sủng thiêng liêng ở đời này mà còn được tràn đầy vinh quang ở đời sau. Như Thánh Grêgôriô nói: “E sợ làm điều ác là điều đáng khen, còn e sợ làm điều lành thì đáng bị khiển trách.”

5. Nhưng sẽ có một số người trong anh em than thở: “Tôi lo lắng cho những điều của riêng tôi, tôi muốn cứu lấy linh hồn tôi, tại sao tôi lại bị người ta làm khổ?”. Câu trả lời là không có phương thuốc nào khác, bạn không thể phục vụ Chúa mà không bị người ta hãm hại bởi vì ác nhân kinh tởm người theo đường chính trực (Cn 29,27). Những kẻ tội lỗi sẽ không thể chịu đựng được cảnh một ai đó sống theo Tin Mừng vì cuộc sống của người ấy là một lời khiển trách liên tục đối với các hành vi của chúng. Do đó, chúng nói: Ta hãy gài bẫy hại tên công chính, vì nó chỉ làm vướng chân ta, nó chống lại các việc ta làm, trách ta vi phạm lề luật, và tố cáo ta không tuân hành lễ giáo (Kn 2,12).

Một kẻ kiêu căng, người luôn tìm cách trả thù bất cứ sự xúc phạm nào từ người khác sẽ mong rằng mọi người đều học cách trả thù giống như hắn. Những kẻ tham lam và giàu có nhờ sự bất công sẽ mong rằng ai ai cũng bắt chước các hành vi gian lận của mình. Người say rượu muốn thấy người khác say xỉn. Và những kẻ vô đạo, những kẻ mà chúng ta thấy luôn khoe khoang những trò bẩn thỉu và hiếm khi thốt ra được một từ tử tế sẽ mong rằng tất cả mọi người đều nói và hành động như những gì chúng làm; với những người không bắt chước hành vi của mình, chúng sẽ coi họ là cứng đầu và gàn dở như những kẻ thô lỗ và vô học.

Chúng nói theo thế gian, và thế gian nghe chúng (1 Ga 4,5). Thế gian không thể nói thứ ngôn ngữ nào khác ngoài ngôn ngữ thế gian. Vì sự nghèo nàn và mù quáng trong tâm hồn, chúng thốt ra những lời thô tục. Chúng suy tính như vậy thật sai lầm, vì ác độc mà chúng ra mù quáng (Kn 2,21).

6. Nhưng tôi nhắc lại rằng, không có một phương thuốc nào khác, vì như Thánh Phao-lô nói: “những ai muốn sống đạo đức trong Đức Ki-tô Giê-su, đều sẽ bị bắt bớ” (2 Tm 3,12). Tất cả các vị thánh đều đã bị bắt bớ.

Bạn hỏi rằng: “Tôi đâu có làm ai bị thương, tại sao tôi lại không được yên thân?” Vậy bạn có biết những điều tàn ác mà các thánh, đặc biệt là các vị tử đạo đã phải trải qua không? Họ đầy lòng bác ái và tình yêu thương, họ lao động không ngừng để mang tới điều tốt đẹp cho tất cả mọi người; và họ đã được thế gian đối xử như thế nào? Họ đã bị giết sống; bị tra tấn bằng những tấm sắt nóng đỏ; bị xử tử theo những cách tàn nhẫn nhất. Và Chúa Giê-su Ki-tô, vị thánh của các vị thánh đã bị đối xử như thế nào? Người an ủi tất cả; chữa lành tất cả. Và thế gian đã đáp trả Người ra sao? Nó bắt bớ Người và để Người chịu một cái chết đau đớn và nhục nhã trên cây thập tự.

7. Điều này xảy ra bởi vì châm ngôn của thế gian trái ngược với châm ngôn của Chúa Giê-su Ki-tô. Những gì mà thế gian quý trọng thì Ngài coi là điền rồ. Vì sự khôn ngoan đời này là sự điên rồ trước mặt Thiên Chúa (1 Cr 3,19). Và những gì bị coi là điên rồ trong mắt thế gian như thập giá, bệnh tật, sự khinh miệt và nỗi ô nhục thì Chúa Giê-su lại đặt nó trong một tình yêu lớn lao. Thật thế, lời rao giảng về thập giá là một sự điên rồ đối với những kẻ đang trên đà hư mất (1 Cr 1,18).

Theo thánh Cyprianô, làm sao một ai đó có thể nghĩ mình là Ki-tô hữu khi anh ta sợ làm Ki-tô hữu? Nếu chúng ta là Ki-tô hữu, chúng ta hãy cho thấy rằng chúng ta là một Ki-tô hữu đích thực cả trên danh nghĩa và sự thật; vì, nếu chúng ta xấu hổ vì Chúa Giê-su Ki-tô, Ngài sẽ xấu hổ vì chúng ta và không thể cho chúng ta một chỗ bên hữu Ngài trong ngày sau hết. Ai xấu hổ vì tôi và những lời của tôi, thì Con Người cũng sẽ xấu hổ vì kẻ ấy, khi Người ngự đến trong vinh quang của mình, của Chúa Cha và các thánh thiên thần (Lc 9,26). Vào Ngày Phán Xét, Ngài sẽ nói: Ngươi đã xấu hổ vì Ta khi ngươi còn ở giữa thế gian, nên bây giờ, Ta xấu hổ khi nhìn thấy ngươi trên Thiên Đàng. Xéo đi cho khuất mắt Ta, hỡi những linh hồn đáng nguyền rủa, các ngươi hãy xuống hỏa ngục mà gặp những người bạn đồng hành của các ngươi, những kẻ cũng đã xấu hổ vì Ta.

Nhưng hãy lưu ý với cụm từ xấu hổ vì tôi và những lời của tôi”. Theo Thánh Augustinô, có một số kẻ xấu hổ vì Chúa Giê-su Ki-tô nhưng lại không thấy xấu hổ vì các châm ngôn của Người. Nhưng khi họ từ chối làm một việc xấu và nói rằng họ không thể hành động như vậy vì nó trái với Tin Mừng, bạn bè của họ sẽ chế giễu và gọi họ là kẻ đạo đức giả. Sau đó, Thánh Gio-an Kim Khẩu nói, thay vì chịu đựng sự giễu cợt của bạn bè, họ chọn cách để bị Thiên Chúa ruồng bỏ!

8. Thánh Phao-lô, người cảm thấy vinh dự vì trở thành tín hữu Chúa Ki-tô đã nói rằng: thế gian đã bị đóng đinh vào thập giá đối với tôi, và tôi đối với thế gian (Gl 6,14). Vì tôi là một người bị đóng đinh đối với thế gian, một đối tượng hứng chịu sự chế giễu và bất công của nó, nên đối với tôi, thế gian là đối tượng của sự khinh miệt và ghê tởm. Chúng ta cần phải được thuyết phục rằng nếu chúng ta không chà đạp lên thế gian, chính nó sẽ chà đạp lên linh hồn của chúng ta. Nhưng thế gian và tất cả những gì thuộc về nó là gì? Theo Thánh Gio-an Tông Đồ, đó là dục vọng của tính xác thịt, dục vọng của đôi mắt và thói cậy mình có của (1 Ga 2,16). Và những thứ thuộc về thế gian ấy được dùng để làm gì? Để làm giàu, nhưng là giàu những gì hư thối; để tôn vinh, nhưng là thứ vinh quang tựa như làn khói thoảng; và để mang đến thú vui xác thịt. Nhưng tất cả những mối lợi này có là gì, nếu chúng ta đánh mất linh hồn? Vì nếu người ta được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống, thì nào có lợi gì? Hoặc người ta sẽ lấy gì mà đổi mạng sống mình? (Mt 16,26).

9. Người yêu mến Chúa và muốn cứu linh hồn mình phải coi thường thế gian và tất cả sự tôn kính con người; và để làm điều này, mọi người phải nghiêm khắc, thậm chí cưỡng bách đối với chính mình. Thánh Ma-ri-a Mác-đa-la đã phải đưa ra một sự cưỡng bách lớn với chính bản thân bà để vượt qua sự tôn kính con người và những lời xì xào, chế giễu của thế gian khi, trước sự chứng kiến ​​của rất nhiều người, bà đã đặt mình dưới chân Chúa Giê-su Ki-tô, lấy nước mắt mà tưới ướt chân Người rồi lấy tóc mình mà lau. Nhưng vì thế, bà đã trở thành một vị thánh, được tha thứ tội lỗi và được Chúa Giê-su khen ngợi vì tình yêu vĩ đại của bà. “Tội của chị rất nhiều, nhưng đã được tha, bằng cớ là chị đã yêu mến nhiều” (Lc 7,47). Một ngày nọ, khi Thánh Phan-xi-cô Borgia mang đến cho các tù nhân một chiếc thùng đựng nước canh mà ông giấu dưới áo choàng. Khi thấy con trai mình cưỡi trên một con ngựa tốt và đi cùng với một số quý tộc, thánh nhân cảm thấy xấu hổ vì cách mình giấu thùng nước canh và không một chút ngần ngại, ông lấy thùng nước canh đó đội lên đầu mà không quan tâm tới những gì mà thế gian coi là mất thể diện. Chúa Giê-su Ki-tô, Đấng làm đầu Hội Thánh và là ông chủ của chúng ta, khi chịu đóng đinh trên thập giá đã bị người ta nhục mạ và chế giễu: “Nếu mi là Con Thiên Chúa, thì xuống khỏi thập giá xem nào!” (Mt 27,40). Các thượng tế, kinh sư và kỳ mục cũng chế giễu Người mà nói: “Hắn cứu được thiên hạ, mà chẳng cứu nổi mình.” (Mt 27,41-42). Nhưng Người vẫn vững vàng trên thập giá; Người vui vẻ đón nhận cái chết trên đó, và Người đã chinh phục thế gian.

10. Thánh Giê-rô-ni-mô nói rằng: “Tôi tạ ơn Chúa vì tôi xứng đáng bị thế gian ghét bỏ”. Thánh nhân đã tạ ơn Chúa khi chịu sự thù địch của thế gian. Chính Chúa Giê-su cũng tuyên bố rằng: “Phúc cho anh em khi vì Con Người mà bị người ta oán ghét” (Lc 6,22). Hỡi các Ki-tô hữu, hãy vui mừng lên; vì nếu thế gian nguyền rủa và gieo rắc điều kinh hãi trên anh em, chính khi ấy, Thiên Chúa khen ngợi và phù hộ anh em. Chúng cứ nguyền rủa đi, nhưng phần Ngài, xin Ngài giáng phúc” (Tv 109,28). Nhận được lời khen ngợi từ Thiên Chúa, từ Nữ Vương Thiên Đàng, từ các thiên thần và toàn thể các thánh chẳng lẽ không đủ khiến chúng ta vui mừng hơn sự ca tụng của phàm nhân hay sao? Hãy để thế gian nói những gì họ muốn; nhưng chúng ta, chúng ta hãy tiếp tục làm hài lòng Thiên Chúa, Đấng sẽ ban cho chúng ta một phần thưởng ở đời sau tương xứng với sự cưỡng bách mà chúng ta dành cho chính mình trong việc coi thường những sự đối nghịch đến từ họ. Hãy tự nhủ rằng trên thế gian này không có ai ngoài chính mỗi chúng ta và Thiên Chúa. Khi những kẻ gian ác đối xử với chúng ta bằng sự khinh miệt, chúng ta hãy cầu nguyện cho những kẻ đui mù và khốn khổ ấy, những kẻ đang chạy trên con đường dẫn đến sự hư mất; và hãy cảm ơn Chúa vì đã ban cho chúng ta ánh sáng mà Ngài đã không ban cho họ. Chúng ta hãy tiếp tục theo con đường riêng của mình: để có được tất cả, chúng ta phải chinh phục tất cả.

Làm sao để vượt qua sự tôn kính con người

11. Để vượt qua sự tôn kính con người, chúng ta cần phải khắc sâu trong tâm trí một ưu tiên dứt khoát để lựa chọn các ân sủng của Chúa thay vì tất cả của cải và sự yêu mến của thế gian, đến mức độ mà như Thánh Phao-lô nói: “cho dầu là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào,… không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa” (Rm 8,38-39). Và chúng ta hãy nhớ lại lời khuyên của Chúa Giê-su, rằng: “Anh em đừng sợ những kẻ giết thân xác mà không giết được linh hồn. Đúng hơn, anh em hãy sợ Đấng có thể tiêu diệt cả hồn lẫn xác trong hỏa ngục” (Mt 10,28).

Chúng ta muốn đi theo Chúa hay đi theo thế gian? Nếu chúng ta chọn Chúa thì chúng ta phải từ bỏ thế gian. Như ngôn sứ Ê-li-a đã nói với dân Ít-ra-en rằng: “Các ngươi nhảy khập khiễng hai chân cho tới bao giờ? Nếu ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa, hãy theo Người; còn nếu là Ba-an thì cứ theo nó!” (1 V 18,21). Chúng ta không thể phục vụ và làm hài lòng cùng lúc cả Thiên Chúa và thế gian. Như Thánh Phao-lô quả quyết: “Nếu tôi còn muốn làm đẹp lòng người đời, thì tôi không phải là tôi tớ của Đức Ki-tô” (Gl 1,10).

12. Các tôi tớ thực sự của Chúa Giê-su Ki-tô sẽ vui mừng khi thấy mình bị coi thường và ngược đãi vì danh Người. Sau khi bị người Do-thái đánh đòn và ngăm đe, các thánh tông đồ đã ra khỏi Thượng Hội Đồng, lòng hân hoan bởi được coi là xứng đáng chịu khổ nhục vì danh Đức Giê-su (Cv 5,41). Nhờ đức tin, ông Mô-sê, khi lớn lên đã từ chối không chịu cho người ta gọi là con của công chúa Pha-ra-ô; ông thà cùng chịu ngược đãi với Dân Thiên Chúa còn hơn là được hưởng cái sung sướng chóng qua do tội lỗi mang lại; ông coi sự ô nhục của người được xức dầu là của cải quý báu hơn các kho tàng của người Ai-cập, vì mắt ông vẫn đăm đăm nhìn phần thưởng mai sau (Dt 11,24-26).

13. Có thể những người bạn gian ác sẽ đến với anh em và nói: “Có phải anh ưa thích những điều ngông cuồng? Tại sao anh không hành động giống như người khác?” Nếu như vậy, anh em hãy trả lời họ rằng: “Hành vi của tôi không trái ngược với tất cả mọi người; có những người đã lựa chọn một cuộc đời thánh thiện. Dù cho họ chỉ là một số rất ít nhưng tôi sẽ noi gương họ; vì Tin Mừng nói rằng “kẻ được gọi thì nhiều, mà người được chọn thì ít” (Mt 20,16) nên, nói như Thánh Gio-an Climacô, vì muốn được cứu, tôi phải sống như những người chiếm phần ít ỏi đó.

Nhưng họ sẽ nói thêm: “Anh không thấy tất cả những lời xì xào đang chống lại anh và lên án lối sống của anh đó sao?” Hãy trả lời họ rằng: “Chỉ cần Chúa không khiển trách hành vi của tôi, như thế là đủ rồi. Có phải vâng lời Thiên Chúa thì tốt hơn là vâng lời người ta không? Đúng, đó chính là câu trả lời của Thánh Phê-rô và Thánh Gio-an cho các kinh sư và kỳ mục Do-thái: “Nghe lời các ông hơn là nghe lời Thiên Chúa, xin hỏi: trước mặt Thiên Chúa, điều ấy có phải lẽ không? Các ông thử xét xem!” (Cv 4,19).

Nếu họ hỏi làm thế nào mà anh em có thể chịu đựng sự xúc phạm của người khác hay làm thế nào để anh em có thể giữ cho mình sự cân bằng sau khi chịu đựng những điều ấy? Hãy trả lời họ rằng anh em là một Ki-tô hữu, và điều đó là đủ để anh em có thể trở nên tốt đẹp trong mắt Thiên Chúa. Đó phải là câu trả lời của anh em cho tất cả những tên tay sai của xa-tan, anh em phải coi thường tất cả các châm ngôn và lời trách móc của chúng. Và khi cần, anh em phải khiển trách những kẻ cố tình hạ thấp luật pháp của Chúa, phải can đảm và sửa sai họ một cách công khai. “Những ai phạm tội, anh hãy khiển trách trước mặt mọi người, để những kẻ khác phải sợ” (1 Tm 5,20).

Khi có kẻ nào đó đòi hỏi một danh dự thiêng liêng dành cho chúng, chúng ta không nên sợ hãi trước thế giá của kẻ ấy mà hãy trả lời chúng một cách cởi mở rằng: “Đó là điều tội lỗi và không thể được”. Chúng ta hãy bắt chước Gio-an Tẩy Giả, người đã khiển trách vua Hê-rô-đê vì ông ta đã lấy chị dâu của mình làm vợ: “Ngài không được phép lấy bà ấy” (Mt 14,4).

Ở đời này, những kẻ tội lỗi coi chúng ta là những kẻ ngốc và biến chúng tôi thành trung tâm của sự dè bỉu và chế giễu; nhưng vào Ngày Phán Xét, chúng sẽ thừa nhận sự ngu ngốc của mình. Lúc đó, chúng sẽ than van rên rỉ, và ân hận bảo nhau: “Người đó, ta đã từng cười nhạo. Ta ngu xuẩn biết bao khi coi họ là đồ ghê tởm, coi lối sống của họ là điên rồ, và cái chết của họ là nhục nhã. Thế sao họ lại được kể là con cái Thiên Chúa và được chung phần với các thánh nhân?” (Kn 5,3-5).


Lược dịch từ cuốn Sermons of St. Alphonsus: For All the Sundays of the Year, TAN Books, 2015.

Bình luận

BLOGGER
♰ Trang tin được dẫn trích từ nhiều nguồn tư liệu trên Internet dành riêng cho người Công Giáo, các Kitô hữu, và những ai mong muốn tìm hiểu Đức Tin Công Giáo một cách sâu sắc hơn – Để yêu mến Chúa Kitô và Mẹ Hội Thánh hơn.

Name

Abraham,1,Ăn Chay,1,Bảy Vị Thánh Ngủ,1,Bí tích,10,Calcutta,1,Catholic Community,2,Cầu Nguyện,4,Cầu Nguyện Liên Lỉ,1,Chia Sẻ,33,Chú Giải,1,Chúa Giê-Su,24,Cô Đơn,1,Công Giáo,42,Congregatio,1,Cuộc Khổ Nạn,2,Cựu Ước,3,Đám Cưới,2,Đền Thờ,1,Đền Tội,1,DHY Nguyễn Văn Thuận,1,Don Bosco Cần Giờ,1,Dòng Tu,1,Đức Giáo Hoàng,11,Đức Hồng Y,2,Đức Hồng Y George Pell,1,Đức Mẹ,7,Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp,2,Đức Mẹ Măng Đen,1,Đức Mẹ Maria,7,Đức Mẹ Nghèo Khó,1,Đức Ông Vincent Trần Ngọc Thụ,1,Đức Tin,3,Ebook Công Giáo,1,English Catholic,4,Gabriel,1,Gia Phả Chúa Giêsu,1,Giáo Hội,20,Giáo Huấn,1,Giáo Lý,8,Giuse Marchand Du,1,Hạnh Các Thánh,11,Hạt Mân Côi,3,Hình Ảnh Công Giáo,1,Hoả Ngục,1,Hỏi Đáp,14,Hỏi Đáp Công Giáo,35,Hỏi Đáp Tôn Giáo,8,I am Catholic,2,Kinh Cầu Nguyện,4,Kinh Thánh,25,Kinh Thánh Tân Ước,1,Lạc Giáo,2,Lễ Vọng,1,Linh Hồn,1,Lời Chúa Hàng Ngày,3,Lòng Thương Xót Chúa,1,Luyện Ngục,1,Luyện Tội,1,Ly Hôn,1,Ma Quỷ,1,Mái Ấm,1,Maria Madalena,1,Mẹ Teresa,1,Michael,1,Miriam,1,Môsê,1,Ngẫu Tượng,2,Nghịch Lý Tảng Đá,1,Nhà Thờ,3,Night Prayer,1,Nô Lệ,1,Ơn Gọi,1,Ordo,1,Padre Piô,2,Phongxiô Philatô,1,Problem of Evil,1,Probo Vaccarini,1,Radio,51,Radio Công Giáo,45,Raphael,1,Sách Công Giáo,3,Sách Khải Huyền,1,Sinh Nhật Đức Mẹ,1,Suy Niệm,1,Tên Thánh,1,Thần Học,1,Thần Khúc Dante,1,Thánh Biển Đức Viện Phụ,1,Thánh Đa Minh,1,Thánh Giá,3,Thánh Giuse,2,Thánh Lễ,7,Thánh Luca,2,Thánh Mát-thêu,1,Thánh Phao-lô,1,Thánh Phê-rô,1,Thánh Tích,1,Thánh Tử Đạo Việt Nam,1,Thập Tự Chinh,1,Thiên Chúa,14,Thiên Đàng,1,Thiền Siêu Việt,2,Thiên Thần,3,Thiền TM,1,Tìm Hiểu,31,Tin Lành,1,Tin Mừng,6,Tổ Nghề,1,Tông Đồ,4,Tử Đạo,1,Vatican,4,Vụ án Galileo Galile,2,Xưng Tội,2,Yoga,1,
ltr
item
✞ CATHOLIC VIETNAM : Bài Giảng Của Thánh An-Phong-Sô Về Tội Tôn Kính Con Người
Bài Giảng Của Thánh An-Phong-Sô Về Tội Tôn Kính Con Người
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgVndprI4FhnpJuzDsLvikTSftzhNhJnI8E97enIhn1lb618i3H46QrMZD_KisyreI26RljYi7CmDqGIy-K94IOseyauFrDKxDF_IELUQU9d_O9-rg6k7PtEcxUQ1TbL5HVRAWdVrCxkIo/w400-h334/Tha%25CC%2581nh+An+Phong+So%25CC%2582.jpg
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgVndprI4FhnpJuzDsLvikTSftzhNhJnI8E97enIhn1lb618i3H46QrMZD_KisyreI26RljYi7CmDqGIy-K94IOseyauFrDKxDF_IELUQU9d_O9-rg6k7PtEcxUQ1TbL5HVRAWdVrCxkIo/s72-w400-c-h334/Tha%25CC%2581nh+An+Phong+So%25CC%2582.jpg
✞ CATHOLIC VIETNAM
https://www.catholic.com.vn/2021/08/bai-giang-cua-thanh-phong-so-ve-toi-ton.html
https://www.catholic.com.vn/
https://www.catholic.com.vn/
https://www.catholic.com.vn/2021/08/bai-giang-cua-thanh-phong-so-ve-toi-ton.html
true
1702303097171369883
UTF-8
Đã tải tất cả các bài đăng Không tìm thấy bất kỳ bài viết nào Xem tất cả Xem thêm Phản hồi Dừng phản hồi Xoá Bởi Trang chủ Trang Bài viết Xem tất cả GỢI Ý CHO BẠN Từ khoá Lưu trữ Tìm kiếm Tất cả bài viết Không tìm thấy bất kỳ bài đăng nào phù hợp với yêu cầu của bạn Quay lại Trang chủ Chủ nhật Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 Chủ nhật Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 vừa rồi 1 phút trước $$1$$ trước 1 giờ trước $$1$$ giờ trước Hôm qua $$1$$ ngày trước $$1$$ tuần trước hơn 5 tuần trước Những người theo dõi Theo dõi Nội dung bản quyền được che lại, để xem vui lòng làm theo hai bước hướng dẫn dưới đây: Bước 1: Chia sẻ trên Facebook hoặc Twitter Bước 2: Nhấp vào link mà bạn mới mới chia sẻ trên trang cá nhân. Copy tất cả mã Chọn tất cả mã Tất cả các mã đã được sao chép vào khay nhớ tạm của bạn Không thể sao chép mã / văn bản, vui lòng nhấn [CTRL] + [C] (hoặc CMD + C với Mac) để sao chép Mục lục